tailieunhanh - BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ part 1

CHƯƠNG 1: KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG. I - KHÁI NIỆM CHUNG: MÔI TRƯỜNG : là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật, vật thể hay sự kiện. Môi trường sống của con người là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học, kinh tế, xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng cộng đồng. Môi trường sống của loài người là tất cả những. | BÀI GIẢNG KIỂM SOÁT Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ BIÊN SOẠN TS PHẠM TIẾN DŨNG Tp. HCM 02 - 2008 1 CHƯƠNG 1 KHÔNG KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG. I - KHÁI NIÊM CHUNG MÔI TRƯỜNG là tập hợp tất cả các thành phần vật chất bao quanh sự vật có khả năng tác động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật vật thể hay sự kiện. Môi trường sống của con người là tổng hợp các yếu tố vật lý hóa học kinh tế xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân và của từng cộng đồng. Môi trường sống của loài người là tất cả những gì có và đang diễn ra trong vũ trụ và thái dương hệ. Môi trường sống của con người được chia theo mục đích và nội dung nghiên cứu thành -Môi trường thiên nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên như vật lý hóa học được gọi chung là môi trường vật lý và sinh học tồn tại khách quan ít chịu sự chi phối của con nơười c aconngư. -Môi trường xã hội gồm các mối quan hệ tương tác giữa con người và con người. -Môi trường nhân tạo gồm các yếu tố vật lý hóa học xã hội do con người tạo ra _ -1 _-1 1-Ẩ _ Wilk và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường luôn tồn tại ở dạng vận động chuyển hóa trong tự nhiên diễn ra theo chu trình và thường ở dạng cân bằng. Sự cân bằng này đã đảm bảo cho sự sống phát triển ổn định. Khi bị mất cân bằng do xảy ra các sự cố môi trường sống sẽ vận động và tạo lập sự cân bằng đó sẽ tác động tới con người và sinh vật ở phạm vi toàn cầu hay từng khu vực. Trong môi trường thiên nhiên trái đất là bộ phận ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất tới con người. Về mặt vật lý trái đất được phân chia thành -Môi trường đất Thạch quyển bao gồm lớp đất sâu chừng 60 80 km trên lục địa và 2 8 km trên đáy đại dương. Thành phần hóa học và tính chất vật lý của nó tương đối ổn định và có ảnh hưởng lớn đến sự sống. -Môi trường nước Thủy quyển là phần nước của vỏ trái đất bao gồm biển - hồ -sông - suối - nước ngầm và băng tuyết. -Khí quyển môi trường khí là lớp không khí trên bề mặt trái đất. SỰ CÔ MÔI TRƯỜNG là các tai biến hay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN