tailieunhanh - Đối phó với căng sữa

Một số người mẹ nhiều sữa hơn nhu cầu của con. Nhất là trong những ngày đầu (khi sữa mới về), bầu ngực mẹ luôn có cảm giác đầy và cứng (căng sữa), có thể kèm theo sốt nhẹ. | Đối phó với căng sữa Một số người mẹ nhiều sữa hơn nhu cầu của con. Nhất là trong những ngày đầu khi sữa mới về bầu ngực mẹ luôn có cảm giác đầy và cứng căng sữa có thể kèm theo sốt nhẹ. Tình trạng này xuất hiện trong thời gian đầu sau sinh google image Tình trạng này xuất hiện trong thời gian đầu sau sinh vì lúc đó bầu ngực mẹ thường sản xuất nhiều sữa hơn nhu cầu của bé sơ sinh. Nó có thể kéo dài 1 tuần hoặc hơn. Bạn nên duy trì việc cho bé bú mẹ dần dần sữa mẹ sẽ điều tiết để hợp với nhu cầu của bé. Bé cũng bắt đầu học cách bú nhanh hơn khi được khoảng 4-6 tuần tuổi. Khi ngực quá căng núm vú có thể không lồi ra như bình thường và gây khó khăn cho bé khi muốn ngậm vú mẹ đúng cách. Khi đó chịu khó vắt một chút sữa mẹ để bầu vú mẹ mềm hơn trước khi cho con bú sẽ mang lại hiệu quả. Giúp mẹ thoải mái - Chọn áo ngực nâng đỡ tốt vì nó không gây áp lực lên bầu ngực. - Vắt một chút sữa trước mỗi lần cho con bú sẽ làm mềm quầng vú bé dễ dàng ngậm vú mẹ. - Dùng túi chườm ấm hoặc tắm vòi hoa sen ấm trước khi cho con bú. - Đặt lá bắp cải sạch vào trong áo ngực giữa các cữ bú. - Có thể hỏi bác sĩ dùng paracetamol giảm đau. - Vắt sữa dưới vòi tắm hoa sen. Cách dùng lá bắp cải Lá bắp cải có thể khiến bầu ngực thoải mái hơn. Rửa sạch lá bắp cải cắt bỏ cuống dày bao phủ từng bên ngực với một phần lá mát trong áo ngực hướng cuống lá xuống phía dưới. Chừa lại phần núm vú không quấn bắp cải ở đó . Bỏ lá đi ngay sau khi bạn thấy dễ chịu. Không đắp trong thời gian dài. Dò sữa Thỉnh thoảng dò sữa xảy ra khi bị đầy sữa. Khi đó bạn hãy thử - Dùng miếng lót ngực thấm hút tốt. - Mặc áo tối màu thay vì áo sáng màu để người xung quanh không phát hiện được vết ẩm trên ngực. Sau khi cho con bú Nếu bạn vẫn còn cảm giác bị căng sau khi cho bé bú hãy thử

TỪ KHÓA LIÊN QUAN