tailieunhanh - LUẬN VĂN: Một số vấn đề về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận, trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về chất lượng, mẫu mã, giá cả sản phẩm. Chính vì vậy, để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp không thể chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) mà điều quan trọng là còn. | LUẬN VAN Một số vấn đề về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình trong doanh nghiệp Việt Nam Lời mở đầu Trong nền kinh tế thị trường mục tiêu cao nhất của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận trong khi đó mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt nhu cầu đòi hỏi của thị trường ngày càng cao về chất lượng mẫu mã giá cả sản phẩm. Chính vì vậy để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh trên thị trường các doanh nghiệp không thể chỉ đơn giản là quan tâm đến vấn đề có và sử dụng tài sản cố định TSCĐ mà điều quan trọng là còn phải tìm ra các biện pháp hữu hiệu để bảo toàn phát triển và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn cố định. Muốn vậy doanh nghiệp phải có chế độ quản lý thích đáng toàn diện đối với TSCĐ quản lý TSCĐ một cách khoa học sẽ giúp cho việc kế toán TSCĐ được chính xác góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chống thất thoát tài sản mà công cụ quan trọng chính là kế toán tài chính. ở Việt Nam trước những năm đầu của thập kỉ 90 người ta mới chỉ biết đến một loại TSCĐ duy nhất là TSCĐ hữu hình. Khái niệm TSCĐ vô hình còn rất mơ hồ và hầu như chưa được biết đến. Song song với thực tế này kế toán TSCĐ vô hình cũng là một vấn đề khá mới mẻ cho các doanh nghiệp Việt Nam tuy rằng nó đã được đề cập đến trong chế độ kế toán hiện hành áp dụng từ 11 1995 . Các vấn đề về xác định có những loại TSCĐ vô hình nào nguyên giá và thời gian khấu hao của chúng đã được trình bày trong Quyết định số 1062 TC - CĐTC ngày 14 11 1996 sau đó là Quyết định số 166 1999 QĐ - TC ngày 30 12 1999 và mới gần đây nhất là Chuẩn mực số 4 TSCĐ vô hình tuy nhiên để vận dụng những quyết định và chuẩn mực này trong thực tiễn kế toán tại các doanh nghiệp khi còn là một vấn đề lớn. Và cũng đã đến lúc những nhà quản lý phải thoát ra khỏi bảng cân đối tài sản để chú ý đến những TSCĐ vô hình đang đóng vai trò mấu chốt cho sự thành công của doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện đại. Nhận thức được vấn đề này em đã chọn đề tài Một số vấn đề về tổ chức quản lý và kế toán TSCĐ vô hình .
đang nạp các trang xem trước