tailieunhanh - Luận văn: Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến

Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã công nghiệp quyết tiến', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đới Ích Vũ - LKD45 Luận văn Pháp luật về hợp đồng nhập khẩu và thực tiễn áp dụng tại hợp tác xã Công nghiệp Quyết Tiến - Trang 1 - Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Đới Ích Vũ - LKD45 LỜI NÓI ĐẦU Có thể khẳng định rằng nền kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới và chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã và đang khẳng định được bước đi đúng hướng đồng thời cũng tạo ra một môi trường kinh doanh ngày càng hoàn thiện cả về nhân tố cấu thành cũng như hành lang pháp lý. Mặt khác có thể nói rằng sự giao lưu giữa các nước trên thế giới ngày càng được mở rộng theo xu hướng khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó điển hình là việc Việt Nam vừa gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Nếu một quốc gia chỉ đóng của không giao lưu với nền kinh tế khác và thực hiện cơ chế tự cung tự cấp thì quốc gia đó không thể nào phát triển được. Mà để có một nền kinh tế phát triển thì quốc gia đó phải tăng cường giao lưu hợp tác thúc đẩy giao lưu hội nhập với nền kinh tế bên ngoài để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO Việt Nam càng có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhìn vào thực trạng hiện nay chúng ta thấy rằng Việt Nam vẫn là một nước được xếp vào nhóm đang phát triển vẫn dựa vào nông nghiệp là chính công nghiệp cũng chưa phát triển mạnh nhưng bù lại chúng ta có rất nhiều tiềm năng. Do đó để đảm bảo cho sự nghiệp phát triển chung của đất nước thì phải thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Một trong những biện pháp đó là phát triển kinh tế ngoại thương mở rộng sự hợp tác với các nền kinh tế trên thế giới là một yêu cầu cấp bách. Điều này đã được Đảng ta khẳng định tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thức VI năm 1986 đã chỉ rõ Trong toàn bộ công tác kinh tế đối ngoại khâu quan trọng nhất là đẩy mạnh xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu . Còn tại Đại hội lần thứ VII năm 1991 cũng như

TỪ KHÓA LIÊN QUAN