tailieunhanh - Tiểu luận: Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành
Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia đều có vị trí, chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và các tổ chức nhà nước. Nhưng nhìn chung họ đều đóng vai trò là biểu tượng cho dân tộc. Ở nước ta, nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946, 1959, 1992 riêng Hiến pháp 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức Hội đồng Nhà nước – là chế định. | Tiểu luận Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành - 1 - LỜI MỞ ĐẦU Chế định nguyên thủ quốc gia là một chế định quan trọng trong thể chế chính trị. Ở mỗi nước nguyên thủ quốc gia đều có vị trí chức năng khác nhau tùy thuộc vào thể chế chính trị và các tổ chức nhà nước. Nhưng nhìn chung họ đều đóng vai trò là biểu tượng cho dân tộc. Ở nước ta nguyên thủ quốc gia tồn tại dưới hình thức Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1946 1959 1992 riêng Hiến pháp 1980 Chủ tịch nước tồn tại dưới hình thức Hội đồng Nhà nước - là chế định nguyên thủ quốc gia tập thể. Vị trí tính chất của các thiết chế này là khác nhau theo từng giai đoạn phát triển và cách thức tổ chức Nhà nước. Đã có sự kế thừa và phát triển những nguyên tắc tổ chức Nhà nước nói chung và chế định nguyên thủ quốc gia nói riêng. Và để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhóm em xin giải quyết đề tài Phân tích chế định Chủ tịch nước theo pháp luật hiện hành . NỘI DUNG I. Chế định Chủ tịch nước theo Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10. Trong cơ chế Nhà nước ta thiết chế nguyên thủ quốc gia được tổ chức khác nhau điều này được thể hiện rõ qua các bản Hiến pháp. Ở Hiến pháp 1946 và 1959 là thiết chế Chủ tịch nước. Đến Hiến pháp 1980 là thiết chế Hội đồng Nhà nước do thiết chế Hội đồng Nhà nước ngày càng bộc lộ rõ những hạn chế của mình trong quá trình hoạt động nên đến kì họp thứ 11 của Quốc hội khóa VIII đã thông qua Hiến pháp 1992 thay thế cho Hiến pháp 1980. Và ở Hiến pháp 1992 lại quay về với thiết chế Chủ tịch nước. Mô hình này vừa tiếp thu những ưu điểm của mô hình Chủ tịch nước của Hiến pháp 1946 và Hiến pháp 1959 vừa giữ được sự gắn bó giữa Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước trong việc thực hiện các chức năng nguyên thủ quốc gia trong thiết chế Hội đồng Nhà nước. Đồng thời cũng có thêm những điểm mới. - 2 - 1. Vị trí tính chất và trật tự hình thành. về vị trí tính chất Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa .
đang nạp các trang xem trước