tailieunhanh - Tiểu luận: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ

Từ khi tiến hành đổi mới đến nay, trải qua hơn 20 năm, nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế, văn hóa , chính trị quốc tế. Trong quá trình đó, chúng ta đã kí kết nhiều điều ước quốc tế (ĐƯQT) song phương, đa phương ( tính đến thời điểm tháng 4/2008, có khoảng 700 điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam. | Tiêu luân MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT QUỐC GIA VÀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ 1. Đặt vấn đề Từ khi tiến hành đổi mới đến nay trải qua hơn 20 năm nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào các hoạt động kinh tế văn hóa chính trị quốc tế. Trong quá trình đó chúng ta đã kí kết nhiều điều ước quốc tế ĐƯQT song phương đa phương tính đến thời điểm tháng 4 2008 có khoảng 700 điều ước quốc tế có hiệu lực đối với Việt Nam 1 . Đặc biệt với sự kiện Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 07 11 2006 dự báo sẽ có sự gia tăng nhanh chóng về số lượng các ĐƯQT mà Việt Nam tham gia ký kết gia nhập. Do vậy trách nhiệm của chúng ta là phải làm sao đảm bảo để các ĐƯQT được thực thi một cách tốt nhất. Muốn vậy trước hết cần phải tạo sự hài hòa giữa nội luật với luật pháp quốc tế điều đó có nghĩa là ta phải làm rõ và giải quyết tốt mối quan hệ giữa hai phạm trù pháp luật này. Đây là một trong những đề tài gây ra nhiều tranh luận nhất trong giới luật gia Việt Nam hiện nay. Những vấn đề thường được đặt ra đó là 1 Luật quốc gia và luật quốc tế nằm trong cùng một hệ thống pháp luật hay đó là hai hệ thống pháp luật độc lập 2 Vị trí của các ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt 3 Vấn đề về chuyển hóa và thực thi ĐƯQT ở Việt Nam hiện nay. Bài viết này sẽ đưa ra một số phân tích và ý kiến về mấy vấn đề nêu trên. 2. Các quan điểm cơ bản về mối quan hệ giữa ĐƯQT và pháp luật quốc gia . Nhất nguyên luận và Nhị nguyên luận Liên quan đến vấn đề xác định mối tương quan giữa luật quốc tế và pháp luật quốc gia có hai học thuyết cơ bản thường được viện dẫn đó là thuyết Nhị nguyên luận Dualism và thuyết Nhất nguyên luận Monism . Các đại diện tiêu biểu cho thuyết Nhị nguyên luận là . cho rằng pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia là hai hệ thống hoàn toàn riêng biệt không thể viện dẫn một điều ước quốc tế trước tòa án quốc gia trừ khi điều ước đó đã được chuyển hóa vào bằng những quy định trong nước cụ thể 2 . Trái ngược với thuyết Nhị nguyên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
9    219    0    18-04-2024
22    117    0    18-04-2024
24    106    0    18-04-2024
14    107    0    18-04-2024
185    96    0    18-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.