tailieunhanh - Luận văn: Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Cơng ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina
Tham khảo luận văn - đề án 'luận văn: giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại cơng ty tnhh vật tư khoa học kỹ thuật đông dương- indochina', luận văn - báo cáo, khoa học xã hội phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Luận văn Giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế tại Cơng ty TNHH Vật tư khoa học kỹ thuật Đông Dương- Indochina 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp SVTH Phạm Thị Hải Ninh-K46 LỜI MỞ ĐẦU Có thể nói sự giao lưu kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới theo xu hướng khu vực hoá toàn cầu hoá đang đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển nền kinh tế thế giới. Các nước không chỉ bó hẹp hoạt động kinh tế của mình trong phạm vi quốc gia mà còn tham gia vào các hoạt động kinh tế toàn cầu hoặc khu vực để tận dụng mọi lợi thế so sánh. Hoà chung xu thế quốc tế hoá đó Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách kinh tế đối ngoại nhằm mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới trong nhiều năm qua. Một trong những nỗ lực lớn nhất của Việt Nam để hội nhập kinh tế thế giới là sự kiện ngày 11 01 2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO - một công cụ thương mại đa biên quan trọng nhất để điều chỉnh nền thương mại quốc tế. Những bước phát triển mới này thúc đẩy các quan hệ thương mại quốc tế đã và đang phát triển mạnh mẽ giữa các thương nhân Việt Nam và các chủ thể thương nhân quốc tế. . Thương mại quốc tế có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế đất nước. Nó thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư vào Việt Nam tạo cơ hội hợp tác kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong nước tạo việc làm với thu nhập cao cho người lao động và thúc đẩy một loạt các ngành dịch vụ trong nước phát triển. Trong hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam những năm qua các hoạt động mua bán hàng hoá quốc tế đã có những bước tiến vượt bậc góp phần tích cực vào sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này khiến Nhà nước ta luôn quan tâm sâu sắc đến việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động thương mại quốc tế. Môi trường pháp lý thuận lợi thông thoáng được coi là biện pháp tối ưu để tăng cường hiệu quả trong hoạt động thương mại quốc tế. Trong hoạt động này mua bán hàng hoá quốc tế đóng vai trò .
đang nạp các trang xem trước