tailieunhanh - Giáo trình Công nghệ sinh học trong sản xuất và đời sống part 3
Ngày nay, người ta đã sản xuất phân bón nốt sần Rhizobium bằng cách phân lập các vi khuẩn nốt sần, tiến hành nuôi cấy nốt sần này ở nồi lên men lớn với các môi trường dinh dưỡng thích hợp (nguồn hydrocarbon và protein). Khi dung dịch nuôi cấy đạt được một lượng lớn vi khuẩn đem ra trộn lẫn với than bùn khô đã được nghiền cùng với rỉ đường, đóng túi nhỏ để hở miệng túi từ 3-5 ngày ở nhiệt độ 20oC rồi dán túi, bảo quản trong tủ lạnh và chuyển đến nơi tiêu dùng. | 45 CNSHphục vụ nông lâm ngư nghiệp Trương Văn Lung Ngày nay người ta đã sản xuất phân bón nốt sần Rhizobium bằng cách phân lập các vi khuẩn nốt sần tiến hành nuôi cấy nốt sần này ở nồi lên men lớn với các môi trường dinh dưỡng thích hợp nguồn hydrocarbon và protein . Khi dung dịch nuôi cấy đạt được một lượng lớn vi khuẩn đem ra trộn lẫn với than bùn khô đã được nghiền cùng với rỉ đường đóng túi nhỏ để hở miệng túi từ 3-5 ngày ở nhiệt độ 20oC rồi dán túi bảo quản trong tủ lạnh và chuyển đến nơi tiêu dùng . Đó là loại phân sinh học nitragin. - Vi khuẩn lam tảo lam cố định N2 Từ năm 1910 Bottomley đã cho rằng trong túi lá bèo dâu ngoài tảo lam Anabaena còn có các loài vi khuẩn khác như Pseudomonas radicicola và các loài Azotobacter. Tảo lam đã cung cấp cho vi khuẩn các sản phẩm quang hợp còn vi khuẩn cung cấp nitrogen đã cố định được cho tảo lam. Ở Việt Nam Lê Văn Căn và một số người khác 1954 nuôi 1 gam bèo dâu trong dung dịch không chứa nitrogene sau 20 ngày thu được 42 6 gam. Lượng nitrogen trong bèo dâu từ 2 mg đã tăng lên 75 4 mg. Trong 2 tháng lượng nitrogen mà bèo dâu đã cố định được 136 kg 1mẫu Bắc Bộ. Vì vậy bèo dâu là cây phân xanh có giá trị cho nghề nông. - Tảo xanh lục đã dùng sản phẩm quang hợp của mình làm nguồn năng lượng để đồng hóa N2 của khí quyển. Vì vậy tảo xanh lục trên các ruộng lúa đang là vấn đề thời sự có nhiều ý nghĩa trong việc tăng lượng đạm cho cây. - Vi khuẩn nitrogen sống tự do trong đất . Chlostridiumpesteurianum là loại vi khuẩn yếm khí. Quá trình cố định N2 thường diễn ra như sau Từ quá trình lên men butyric C6H12O6 C3H7COOH 2CO2 4H Hydrogen của quá trình này Chlostridium lấy để kết hợp với N2 2N2 6H 2NH3 nhờ ở Chlostridium có hai tiểu phần hoạt hóa hydrogen và nitrogen hydrogenease và nitrogenease khi sử dụng 1 gam đường thì Chlostridium pasteurianum đồng hóa được 2-3 mg N2. . Azotobacter là loại vi khuẩn hiếu khí nhờ đặc tính oxyhóa hiếu khí trong quá trình trao đổi chất. Cho nên hiệu quả cố định N2 của chúng lớn hơn. Cứ 1 gam .
đang nạp các trang xem trước