tailieunhanh - Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian(phần 2)

Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - II Khôn là thế nào ? Khi đã "biết" suy xét, nhận định, suy đoán, nhận diện đúng sự vật, thì có thể phân biệt được "khôn" với "dại", để hành động cho khỏi sai lầm. Trước hết: 1- Khôn không phải là làm khôn, (tiếng Việt, có chữ "làm khôn" nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan hơn người và can thiệp, xía vào việc của người khác), như thế chỉ có hại cho mình. " Khôn vừa chứ, khôn lắm lại chết non. | Tục ngữ. Lời ăn tiếng nói của dân gian - II Khôn là thế nào Khi đã biết suy xét nhận định suy đoán nhận diện đúng sự vật thì có thể phân biệt được khôn với dại để hành động cho khỏi sai lầm. Trước hết 1- Khôn không phải là làm khôn tiếng Việt có chữ làm khôn nghĩa là tỏ ra mình khôn ngoan hơn người và can thiệp xía vào việc của người khác như thế chỉ có hại cho mình. Khôn vừa chứ khôn lắm lại chết non. TN 1 186 Từ thế kỉ thứ XV Nguyễn Trãi đã có câu thơ đại ý như thế Hễ kẻ làm khôn thì phải khó. Qâ 176 Và Trạng Trình cũng khuyên đừng nên tranh khôn với thiên hạ mà có hại cho mình Tranh khôn ắt có bề lo lắng. BV 72 Trái lại tục ngữ bảo ta phải biết cư xử cho nhún nhường khiêm tốn Ai nhứt thì tôi thứ nhì Ai mà hơn nũa tôi thì thứ ba. TN 1 20 2- Khôn là thận trọng biết giữ gìn lời ăn tiếng nói. Chỉ vì thiếu tinh thần cảnh giác không thận trọng nên người ta thường thốt ra những câu hớ hênh vô ý thức gây ra bao nhiêu tai họa cho bản thân và cho công cuộc đấu tranh của toàn dân Vạ ở miệng ra bệnh qua miệng vào. THM 2 172 Thứ nhất là tội miệng mà. THM 1 235 Nên Khôn thì ngậm miệng khoẻ thì cắp tay. TN 1 186 Người khôn đón trước rào sau Để cho người dại biết đâu mà dò. TN 1 265 Chim khôn tiếc lông người khôn tiếc lời. TN 1 95 Sông sâu sào ngắn khôn dò Người khôn ít nói khôn đo tấc lòng. TN 1 304 Người khôn nói mánh người dại đánh đòn. TN 1 261 Ông cha chúng ta có cách nói gần nói xa rào trước đón sau để khỏi phật lòng người nghe và nhất là để không ai có thể bắt bẻ hay buộc tội mình được. Đó gọi là nói mánh . Trong Đại Nam quốc âm tự điển 1896 Huỳnh Tịnh Của định nghĩa chữ mánh là ý tứ tình ý màng dò và nói mánh là nói ý tứ xa gần nói ướm thử để người nghe tự hiểu lấy . 3- Khôn không phải là quỉ quyệt để làm thiệt hại người khác Đã khôn lại ngoan Đã đi làm đĩ lại toan cáo làng. THM 1 257 Nếu khôn mà quỉ quyệt gian ác thì trước sau gì trong tương lai cũng Khôn ngoan quỉ quyệt chết lao chết tù. TN 192 Càng khôn ngoan lắm càng oan trái nhiều. THM 4 254 - tiếng Việt từ ngoan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN