tailieunhanh - Tiểu luận: Hoạt động địa chất của biển và hiện tượng sạt lở bờ biển ở Việt Nam.
Với đường bờ biển dài 3260 km từ bắc vào nam, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải đối diện với hiện tượng bờ biển đang bị xói lở với cường độ mạnh, mực nước biển ngày một dâng cao hơn khiến cho hiện tượng nước biển xâm thực diễn ra rất mạnh gây ảnh hương đến diện tích nông nghiệp và đời sống của người dân. | Bên cạnh các giá trị về đa dạng sinh học, rừng ngập mặn còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu, hạn chế bão lũ, triều cường. Rừng ngập mặn có khả năng hạn chế xâm nhập mặn và bảo vệ nước ngầm. Hệ rễ cây chằng chịt trên mặt đất làm giảm cường độ của sóng nên hạn chế dòng chảy vào nội địa khi triều cường. Khi mực nước biển dâng cao, chúng ta phải đối diện với nguy cơ mất đất ở, đất sản xuất, đồng thời nước ngầm cũng sẽ bị nhiễm mặn. Trong khi đó, rừng ngập mặn lại có khả năng giữ và cố định vật chất lơ lửng, phù sa, từ đó sẽ tạo nên một vùng đất mới. Nhờ có hệ rễ dày đặc trên mặt đất, cây rừng ngập mặn còn góp phần vào việc giảm tốc độ dòng chảy của thuỷ triều, giảm sự xói lở do sóng biển gây ra. Hạt nảy mầm khi còn ở trên cây, mầm rơi xuống nước và trôi đến chỗ cạn, nếu gặp điều kiện thuận lợi cho hệ rễ phát triển thì nơi đó bắt đầu cho sự hình thành một hòn đảo mới. Nhờ cây con, quả, hạt có khả năng sống dài ngày trong nước cho nên cây ngập mặn có thể phát tán rộng vào đất liền. Nước biển dâng đến đâu thì cây mọc đến đó.
đang nạp các trang xem trước