tailieunhanh - Thư pháp chữ Việt nhập môn part 2

Tham khảo tài liệu 'thư pháp chữ việt nhập môn part 2', văn hoá - nghệ thuật, mỹ thuật phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Thư pháp của Bùi Hiến 14 thánh thư. Đồng thời với công trạng to lớn trong việc biến cải nâng cách vẻ đẹp của hai lô i chữ thảo thư và hành thư sáng tạo nên Thảo Thư Tân Thề Tự đặc biệt với tác phẩm Lan Đình Thi Tập theo thể hành thư đạt đến độ uyên áo tinh kỳ. Ông được suy tôn là một trong số ít vị tể kế thừa của của ngành thư pháp Trung Hoa. Thư pháp xuất hiện tại Nhật Bản cách nay khoảng 1200 năm. VỊ tổ khai sáng ra môn thư pháp tại Nhật là nhà sư Kobo Daishi 774-835 - tức Hoằng Pháp Đại Sư ống còn có tên là Kukai tức Không Hải . Ớ Nhật cùng với kiếm đạo võ đạo trà đạo. môn thư pháp được xem là phương tiện thù thắng hơn hết để các hành giả đến với Thiền hành Thiền ngộ Thiền và truyền bá Thiền. Người Nhật gọi Thư Pháp là Thư Đạo Shođo - Sho nghĩa là Thư do nghĩa là Đạo và Thư Pháp Thiền Hitsuzendo là phương tiện để biểu lộ thiền cơ và tâm pháp. Nó hàm chứa tinh hoa của Thiền kết hợp với nghệ thuật thể hiện. Thư pháp du nhập vào Việt Nam từ bao giờ Đến nay vẫn chưa có sử liệu xác định cụ thể. Tuy nhiên thư pháp chữ Hán do người Việt Nam thủ bút phát triển khá mạnh vào thời Lý Trần và thời Hậu Lê. Điều đó có thể tìm thấy qua bia đá ở chùa Báo Ân khắc năm 1126 và bia đá của chùa Ngưỡng Sơn Linh Xứng thời Lý hoặc bút tích của Phạm Sư Mạnh ở động Kinh Chủ - Hải Dương thời Trần . Ở Việt Nam không có những nhà thư pháp đặc sắc kỳ tài như Trương Húc Vương Hy Chi Trung Hoa hay Thiết Chu Bạch An Nhật nhưng chúng ta cũng có những thư pháp gia tiêu biểu như danh sĩ Phạm Sư Mạnh đời Trần. Vua 15 Lê Thánh Tông vua Lê Cảnh Hưng chúa Trịnh Sâm các danh sĩ như Cao Bá Quát Bùi DỊ. cũng được xem là những nhà thư pháp lỗi lạc ở nước ta. Gần đây thư pháp chữ Hán được giới trí thức văn nghệ sĩ người Hoa tại Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng phát triển. Họ đã thành lập nhiều câu lạc bộ thư pháp chuyên về chữ Hán phần lớn tập trung tại Quận 5. Thư pháp chữ Việt xuất hiện tại nước ta vào những năm 1955-1960 ban đầu do một vài cá nhân thực hiện. Trong đó có thể kể đến Nam Giang và Vũ Hối .