tailieunhanh - ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG LÕM NGỰC Ở TRẺ EM

Mục tiêu: Đánh giá kết quả bước đầu triển khai điều trị dị dạng thành ngực và áp dụng kỹ thuật Nuss trong điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10/2008 đến 09/2009. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt các trường hợp bệnh. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10/2008 đến 09/2009. Mô tả các đặc điểm chung của bệnh nhân. Phân loại hình thái biến dạng dựa vào bảng phân loại Park. . | ĐIỀU TRỊ DỊ DẠNG LÕM NGỰC Ở TRẺ EM Mục tiêu Đánh giá kết quả bước đầu triển khai điều trị dị dạng thành ngực và áp dụng kỹ thuật Nuss trong điều trị lõm ngực bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10 2008 đến 09 2009. Phương pháp nghiên cứu Mô tả loạt các trường hợp bệnh. Mẫu nghiên cứu gồm các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 10 2008 đến 09 2009. Mô tả các đặc điểm chung của bệnh nhân. Phân loại hình thái biến dạng dựa vào bảng phân loại Park. Bệnh nhân lõm ngực có chỉ định phẫu thuật được đặt thanh kim loại tạo thành vòm dưới xương ức qua vết mổ nhỏ hai bên ngực lúc đặt vào hướng cong về phía sau thanh kim loại được xoay chống thành ngực bị lõm chỉnh sửa lại dị dạng kết quả sớm được đánh giá trong giai đoạn nằm viện. Kết quả Có 14 bệnh nhân được điều trị phẫu thuật tuổi trung bình 11 5 nhỏ nhất 4 tuổi lớn nhất 15 tuổi trong đó có 09 trẻ nam và 06 trẻ nữ tỉ lệ nam nữ 2 1. Thời gian phẫu thuật trung bình 120 phút ngắn nhất 80 phút lâu nhất 150 phút. Thời gian nằm viện trung bình 5 ngắn nhất 4 ngày dài nhất 8 ngày. Có 1 trường hợp tràn dịch màng phổi 1 trường hợp tràn khí màng phổi nhưng đều tự hấp thu. Tỷ lệ hài lòng của người nhà là khoảng 80 . Kết luận kết quả bước đầu cho thấy phương pháp Nuss hiệu quả và an toàn ít biến chứng trong điều trị lõm ngực bẩm sinh. ABSTRACT Objectives The aim of this study was to assess the initial results of pectus excavatum deformity treatment by Nuss procedure at the Children Hospital number 2 from 10 2008 to 09 2008. Methods Case series study. From 10 2008 to 09 2009 all patients evaluated for pectus excavatum deformity at the Children Hospital number 2 were selected in our study. We described common characteristics of these patients classified deformity patterns based on Park s classification. A convex steel bar is inserted under the sternum of patients with pectus excavatum through small bilateral thoracic incisions. The steel bar is inserted with the convexity facing posterior and when it is in position the bar is