tailieunhanh - Báo cáo khoa học:Phương ngữ Thanh Hóa với việc phát triển văn hóa du lịch

Phương ngữ Thanh Hóa hay thổ ngữ Thanh Hóa, tiếng Thanh Hóa, tiếng địa phương Thanh Hóa là một phương ngữ tiếng Việt lưu hành chủ yếu trong phạm vi xứ Thanh, ngày nay là tỉnh Thanh Hóa (trừ một số vùng nhỏ như phía đông huyện Nga Sơn), với hạt nhân là đồng bằng sông Mã. | NGHIÊN CỨU - TRAO Đổl PHƯƠNG NGỮ THANH HÓA VƠI VIỆC PHÁT THIỂN VĂN HÓA Dư LỊCH TS. Hoàng Minh Tường Phó Giám đổc sỏ Thông tin và Truyền thòng Thanh Hóa Trong suốt chiều dài hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc xứ Thanh là mảnh đất lưu lại nhiều dấu ấn đậm nét vể lịch sử và văn hoá. Mảnh đất này hầu như không hề chia tách kể từ thòi là quận cửu Chân một trong mười lăm bộ của sự phân chia hành chính thuở các vua Hùng. Thanh Hoá vừa là đất phên dậu lại vừa là đất thang mộc đất quân vương đồng thời cũng là Kinh đõ của các vương triều trong lịch sử. Chính đất kinh kỳ ấy đã đem đến cho xứ Thanh sự ảnh hưởng và tiếp cận với văn hoá ngôn ngữ của các thời đại phong kiến lúc bấy giờ đổng thời cũng thể hiện tính địa phương và yếu tô trội của văn hoá xứ Thanh lan toả và hoà quyện vào văn hoá Việt. 1. Ngôn ngữ nói chung và phương ngữ nói riêng không chỉ là phương tiện dùng để giao tiếp mà còn in đậm tư tưởng tâm hổn địa bàn cư trú phong cách bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc vùng miến về phương ngữ tỉnh Thanh cố Giáo sư Trần Quốc Vượng đã nhận xét Người xứ Thanh có một cách phát âm tiếng Việt khó lẫn không nhẹ lướt như tiếng Hà Nội xứ Bắc không nặng - lặng trầm như tiếng Nghệ-xứ Trung. Xứ Thanh là sự mở đầu của mô-tê-răng-rứa của miến Trung dân Hà Nội phải nghe lâu và phải học thì mới biết được . Người Thanh Hóa dù đi đến phương trời nào thì chất giọng Thanh Hóa dấu vết phương ngữ xứ Thanh cũng vẫn dễ nhận ra. Trong phương ngữ xứ Thanh có nhiều thổ ngữ. Đối với CƯ dãn miền núi và vùng trước nui tỉnh Thanh phát âm của họ vốn có cùng chung gốc với Việt Mường phụ âm ghép blăng - trăng phụ âm đôi tr bao giờ cũng được đọc thành t trời - tời con tu tắng buộc bờ te tụi y đọc thành n ui thành un è thành ên bố em đi cấn mẹ em đi cằn chị em đi củn đến tún mới viển. o đi mô về tún rứa . Ngữ nghĩa khi sử dụng khác hoàn toàn với tiếng phô thông như trường hợp kha cắn trốc nghĩa là gà gáy canh đầu hoặc kha cắn chó cắm nghĩa là gà gáy chó cắn cây xoan đâu gọi là cân đu . từ xưa đến .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
64    132    0    23-12-2024