tailieunhanh - Tìm hiểu về các nhân vật lịch sử Việt Nam_tập 9
Tham khảo tài liệu 'tìm hiểu về các nhân vật lịch sử việt nam_tập 9', khoa học xã hội, lịch sử văn hoá phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TỪĐIÊN NHÂN VẬT LỊCH SỬVIỆT NAM 327 LÊ VÀN MIẾN 1874- 1943 Quê ở làng Ông La xã Kim Khê nay là xã Nghi Long huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An. Xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học Lê Văn Miến được cha trực tiếp dạy học từ lúc còn bé. Năm 1888 lúc vừa mới 14 tuổi ông đã cùng một số thanh niên được tuyển chọn sang Pháp học Trường thuộc địa tại Pari. Trường này có nhiệm vụ đào tạo công chức quan lại cho Pháp nên sau khi tốt nghiệp Lê Văn Miến xin ở lại học trường Cao đẳng Mĩ thuật Pari. Năm 1895 sau khi tốt nghiệp vào loại xuất sắc ông trở về nước nhưng không làm quan với triều đình Huế mà ra Hà Nội làm hoạ sĩ trình bày minh hoạ cho nhà in Schieider của Pháp. Năm 1899 ông vào ngành giáo dục lần lượt dạy học ở các trường Pháp - Việt ở Vinh Quốc học Hậu bổ và Quốc tử giám ở Huế cho đến ngày về hưu. Là một nhà giáo dục lớn ông đã cống hiến gần 30 năm của cuộc đời cho sự nghiệp giáo dục đào tạo nhân tài cho đất nước trong số đó xuất sắc nhất là anh thanh niên Nguyễn Tất Thành sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh . Bức hoành phi Thế gian sư Thầy học của thiên hạ trong nhà thờ họ Lê do các thế hệ học sinh kính tặng đã khẳng định tài năng nhân cách và công lao của nhà giáo Lê Vãn Miến. Lê Văn Miến còn là một hoạ sĩ có tài tiếc rằng các tác phẩm của ông hầu hết đã thất lạc chỉ còn hai bức tranh sơn dầu Bình văn và Chân dung cụ Tú Mền hiện được lưu tại Viện Bảo tàng Mĩ thuật Việt Nam. MINH KHÔNG 1066- 1141 Nhà sư nổi tiếng thời Lý. Ông họ Nguyễn tên là Chí Thành người làng Đàm Xá huyện Gia Viễn Ninh Bình . Thời trẻ ông xuất gia đầu Phật đi học đạo với Từ Đạo Hạnh lấy hiệu là Minh Khồng thiền sư trụ trì ở chùa Quốc Thanh. Truyền rằng lúc thiền sư Từ Đạo Hạnh sắp mất có dặn ông Sau này thầy ở ngôi vua khó trốn được nợ trần cần được đệ tử cứu chữa . Ông vừa đi tu vừa học thuốc nên nổi tiếng là người chữa bệnh giỏi. Năm 1136 Lý Thần Tông vốn được xem là kiếp sau của Từ Đạo Hạnh mắc bênh hoá hổ không ai chữa được. Dân gian có câu đổng dao Dục y lí cửu trùng Tu cầu Nguyễn Minh
đang nạp các trang xem trước