tailieunhanh - Giản dị và bình yên Ulan Bator
Ulan Bator có lẽ là thủ đô nhỏ và giản dị nhất mà chúng tôi từng đi qua. Qua nhiều thế hệ, nếp sinh hoạt đô thị cuối cùng cũng thay cho nếp sống du mục nay đây mai đó trên thảo nguyên bao la. Đối với những du khách có dịp ghé qua thành phố còn yên ắng này thì đây là vùng đất có nhiều điều không thể quên Thành phố giữa thung lũng xanh | Giản dị và bình yên Ulan Bator Ulan Bator có lẽ là thủ đô nhỏ và giản dị nhất mà chúng tôi từng đi qua. Qua nhiều thế hệ nếp sinh hoạt đô thị cuối cùng cũng thay cho nếp sống du mục nay đây mai đó trên thảo nguyên bao la. Đối với những du khách có dịp ghé qua thành phố còn yên ắng này thì đây là vùng đất có nhiều điều không thể quên. Thành phố giữa thung lũng xanh Quảng trường Soukhe Bator thênh thang Chúng tôi đến Ulan Bator vào lúc đã gần trưa. Sân bay quốc tế duy nhất của Mông Cổ nhỏ và không mấy hiện đại. Bù lại thủ tục nhập cảnh dễ dàng nhanh chóng nhân viên hải quan tươi tắn thân thiện. Ra khỏi sân bay đường phố hiện ra dần nhưng thưa vắng người. Dưới bầu trời cao xanh lồng lộng thành phố hầu như không có cây lớn. Ulan Bator theo tiếng Mông Cổ là Ulaanbaatar có nghĩa là anh hùng đỏ nằm trong một thung lũng xanh có dòng sông Tuul chảy qua được bao bọc bởi bốn dãy núi người dân coi đây là bốn dãy núi thiêng nên không dám đặt tên. Ngay cả người hướng dẫn viên khi được du khách hỏi cũng không dám trả lời miệng mà chỉ viết lên giấy. Núi thiêng có đường đi lên nhưng tuyệt đối không được nhặt đá hay hái bất kỳ lá cây ngọn cỏ nào. Ý thức tôn trọng thiên nhiên và cách sống thật thong thả là ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về người dân Ulan Bator. Các dải núi đều thấp và có sườn thoai thoải một trong bốn dãy có tạc chân dung Thành Cát Tư Hãn. Thời gian gần đây người Mông Cổ thường cố gắng đưa hình ảnh Thành Cát Tư Hãn trở thành biểu tượng của dân tộc để thế giới thấy được hình ảnh của họ sau những năm dài ngủ quên. Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên tiền giấy và nhãn của nhiều loại rượu mạnh. Các hãn vua Mông Cổ sau này còn hướng dân chúng tưởng niệm đến ông như một vị thánh tôn giáo. Một góc Ulan Bator Không hổ danh là đất nước của người du mục Mông Cổ đã 28 lần di chuyển thủ đô trước khi Ulan Bator phát triển đủ lớn để không thể di dời vào cuối thế kỷ XVIII . Hiện nay vẫn có ý kiến cho rằng nên dời thủ đô về lại kinh đô cũ là thành phố Kharakhorum bởi Ulan .
đang nạp các trang xem trước