tailieunhanh - Báo cáo khoa học: Nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác bằng phản ứng Fenton

Tham khảo luận văn - đề án 'báo cáo khoa học: nghiên cứu nâng cao hiệu quả xử lý cod khó phân huỷ sinh học trong nước rác bằng phản ứng fenton', luận văn - báo cáo, báo cáo khoa học phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | TAP CHÍ PHAT TRIEN KH CN tap 10 SO 01 - 2007 NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ COD KHÓ PHÂN HUỶ SINH HỌC TRONG NƯỚC RÁC BẰNG PHẢN ỨNG FENTON Nguyễn Văn Phước Võ Chí Cường Trường Đại học Bách khoa ĐHQG-HCM Bài nhận ngày 13 tháng 11 năm 2006 hoàn chỉnh sửa chữa ngày 29 tháng 12 năm 2006 TÓM TĂT Cho đến nay công nghệ xử lý nước rác vẫn đang là vấn đề nan giải của nước ta. Vẫn còn nhiều vấn đề phải tiếp tục nghiên cứu mà đặc biệt là việc xử lý COD nước rác đạt tiêu chuẩn quy định. Công nghệ oxy hóa Fenton có khả năng xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác đạt tiêu chuẩn môi trường tuy nhiên chi phí xử lý còn cao. Kết quả nghiên cứu động học phản ứng Fenton xử lý COD khó phân huỷ sinh học trong nước rác cho thấy COD giảm nhanh ngay trong thời gian đầu phản ứng do sự tạo thành tức khắc của gốc oxy hóa mạnh hydroxyl OH sau đó dù nồng độ oxy già còn cao nhưng tốc độ xử lý COD thấp. Đề tài này đã nghiên cứu bổ sung xúc tác Fe2 theo bậc giúp sử dụng hiệu quả oxy già dư nâng cao hiệu quả xử lý COD và rút ngắn thời gian phản ứng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nước rác từ các bãi chôn lấp chất thải rắn đô thị có chứa các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học. Cho nên sau khi xử lý bằng các công trình sinh học khác nhau thì COD nước rác vẫn còn cao dao động từ 600-900 mg l và chưa đạt TCVN 5945 1995. Phản ứng Fenton là phản ứng tạo ra gốc hydroxyl OH khi oxy già được xúc tác bởi cation Fe2 . Gốc OH là gốc oxy hóa rất mạnh hầu như không chọn lựa khi phản ứng với các chất khác nhau để oxi hóa và phân hủy chúng. Phản ứng Fenton gồm nhiều phản ứng khác nhau tuy nhiên phương trình phản ứng chính tạo ra gốc OH như sau Fe2 H2O2 Fe3 OH OH- 1 Các nghiên cứu của Khoa Môi trường Đại học Bách Khoa TP. HCM cho thấy phản ứng Fenton cho phép xử lý COD nước rác xuống thấp hơn 100 mg l. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa được áp dụng bởi chi phí hóa chất cao tuỳ vào nồng độ chất hữu cơ trong nước rác mà chi phí hóa chất có thể từ đồng m3 nước rác cần xử lý. Do vậy cần thiết phải nghiên cứu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN