tailieunhanh - THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
Nền kinh tế thế giới và những khó khăn trước mắt: Đây là thời điểm khó khăn đối với nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Sau hơn một thập kỷ có mức tăng trưởng ấn tượng, nền kinh tế Việt Nam đang bắt đầu chậm lại. Khó khăn tiếp tục gắn liền với sự suy giảm thị trường tiêu thụ, cùng với nó là những hàng rào kĩ thuật để hạn chế nhập khẩu thị trường trên thế giới | Đối với nguyên nhân bên ngoài, có thể thấy nền kinh tế nước ta đang có “ độ mở” rất lớn, tức là tỷ lệ nhân tố bên ngoài so với quy mô nền kinh tế đều rất lớn, sẽ làm cho các yếu tố bất định bên ngoài đã và sẽ tác động tiêu cực nhanh đến nền kinh tế trong nước. Với cơ chế chủ động hội nhập, các tác động đa chiều của môi trường quốc tế xấu đi, đã và sẽ có tạc động mạnh đến tiến trình tăng trưởng và phát triển, trước hết là các chỉ tiêu về xuất nhập khẩu, đầu tư, cán cân vãng lai và cán cân tổng thể. Thêm vào đó, trong điều kiện kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, bên cạnh các tác động tích cực, cũng có hệ quả trái chiều là các tác động của môi trường thế giới chuyển biến nhanh đang làm cho nền kinh tế của nước ta phản ứng có mặt không theo kịp cả về thể chế và hành vi đa dạng của các tổ chức hay cá nhân, nhà kinh doanh hay nhà tiêu dùng. Tuy nhiên, khi lãnh đạo và người dân biết trước các khó khăn đó, chủ động đối mặt để vượt qua thách thức, thì chúng ta có thể hi vọng nền kinh tế sẽ có những triển vọng tốt hơn những gì đạt được năm 2012. Điều đó phụ thuộc trước hết vào chính sách điều hành của nhà nước, khắc phục các điểm ngẽn về nợ xấu, hàng tồn kho cũng như nỗ lực của chủ quan của các doanh nghiệp và từng gia đình người dân.
đang nạp các trang xem trước