tailieunhanh - PHƯƠNG PHÁ P KHÁM TAI part 1

PHƯƠN G P HÁ P KHÁM TAI Bộ môn tai mũi họng ĐH Y Dược TpHCM Khám tai gồm có bốn phần : khám tai ngoài và màng nhĩ, khám các bộ phận kế cận như vòi Ơxtasi, khám chức năng nghe và khám tiền đình. Trước khi khám chúng ta nên hỏi bệnh nhân xem bệnh bắt đầu từ bao giờ, biến diễn thế nào và có được điều trị hay chưa ? Những triệu chứng chức năng như đau, điếc, ù tai, chóng mặt mà bệnh nhân kể, cần được phân tích xem có đúng không. . | PHƯƠN G P HÁ P KHÁM TAI Bộ môn tai mũi họng ĐH Y Dược TpHCM Khám tai gồm có bốn phần khám tai ngoài và màng nhĩ khám các bộ phận kế cận như vòi Ơxtasi khám chức năng nghe và khám tiền đình. Trước khi khám chúng ta nên hỏi bệnh nhân xem bệnh bắt đầu từ bao giờ biến diễn thế nào và có được điều trị hay chưa Những triệu chứng chức năng như đau điếc ù tai chóng mặt mà bệnh nhân kể cần được phân tích xem có đúng không. Vì bệnh nhân có thể dùng những từ không đồng nghĩa với từ của thầy thuốc. Thí dụ có những bệnh nhân kêu là bị chóng mặt nhưng khi hỏi kỹ thế nào là chóng mặt thì họ kể rằng mỗi khi đứng dậy nhanh thì tối sầm mắt kèm theo nảy đom đóm mắt. Chúng ta gọi hiện tượng này là hoa mắt éblouissement chứ không phải chóng mặt vertige . Ngoài ra chúng ta cũng phải tìm hiểu thêm về các hiện tượng bệnh lý ở những cơ quan khác như tim mạch máu phổi đường tiêu hóa. Tất cả những cái đó giúp chúng ta nhiều trong việc chẩn đoán nguyên nhân bệnh. KHÁM TAl NG OÀI V À MÀNG NHĨ Chúng ta bắt đầu bằng khám vành tai cửa tai xem da ở trước tai và sau tai. Chúng ta dùng ngón tay cái ấn vào những điểm kinh điển như sào bào mỏm chũm bờ chũm nắp tai để tìm điểm đau. Đối với trẻ nhỏ chúng ta không nên hoàn toàn dựa vào sự trả lời của nó vì sờ vào chỗ nào nó cũng kêu đau hoặc khóc thét lên. Trái lại chúng ta đánh giá cao hiện tượng nhăn mặt vì đau khi chúng ta ấn vào tai bệnh. Tay sờ giúp chúng ta phát hiện sự đóng bánh ở sau tai hoặc sưng hạch ở trước tai. Tiếp theo đó chúng ta khám ống tai ngoài và màng nhĩ. 1. Tư thế của bệnh nhân Nếu bệnh nhân là người lớn chúng ta để họ ngồi đối diện với thầy thuốc đầu quay về bên tai không khám. Nếu là trẻ em nhỏ nên cho nó đi đái xong rồi chúng ta nên để cho bà mẹ bế con ngồi lên đùi của mình và ôm ghì đầu em bé vào ngực như vậy em bé bớt sợ hãi và bớt giãy giụa. Nếu là một em bé khó bảo tốt hơn hết là nhờ một người hộ lý khỏe giữ chặt nó lại hai chân kẹp chân em bé tay phải quàng trước bụng nó và cầm chặt hai tay bệnh nhân tay trái ôm ghì đầu nó .