tailieunhanh - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1 – Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ Trong ý nghĩa này, nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp. | Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 1 - về phương diện lý luận nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Nhà nước pháp quyền là giá trị phổ biến là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ Trong ý nghĩa này nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có nghĩa là nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ. Tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh tế -xã hội nhưng nhà nước pháp quyền không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ. Sự phủ nhận quan điểm xem nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau - Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy trên thực tế nhà nước pháp quyền tư sản đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển. - Nhà nước pháp quyền với tính chất là cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội không những được xây dựng ở chế độ tư bản mà còn được xây dựng ở chế độ xã hội chủ nghĩa. Như vậy trong nhận thức lý luận cũng như trong thực tiễn có nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. - Ngoài các giá trị phổ biến nhà nước pháp quyền còn bao hàm các giá trị đặc thù. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi nhiều yếu tố. Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng phong phú và phức tạp được xác định bởi các điều kiện lịch sử kinh tế văn hóa tâm lý xã hội và môi trường địa lý của mỗi dân tộc. Chúng không chỉ tạo ra các đặc sắc tính riêng biệt của mỗi dân tộc trong quá trình dựng nước giữ nước và phát triển mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền. Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền

TỪ KHÓA LIÊN QUAN