tailieunhanh - Mua franchise cơ hội mới cho các doanh nghiệp VN đương đại-chương 6

Thành lập doanh nghiệp Cửa hàng franchise là một doanh nghiệp độc lập và người mua franchsie hay chủ cửa hàng franchise phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp của Việt Nam. Về pháp nhân, người mua franchise cơ bản có một số lựa chọn phổ biến | CHƯƠNG 6 TRIỂN KHAI KINH DOANH CỬA HÀNG FRANCHISE THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP Cửa hàng franchise là một doanh nghiệp độc lập và người mua franchise hay chủ cửa hàng franchise phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp của Việt Nam. về pháp nhân người mua franchise cơ bản có một số lựa chọn phổ biến khi thành lập doanh nghiệp. Đó là Hộ kinh doanh cá thể Doanh nghiệp tư nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn một hay hai thành viên trở lên và Công ty cổ phần. Mỗi mô hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm riêng thích hợp với các loại hình kinh doanh khác nhau nhu cầu góp và huy động vốn khác nhau quyền hạn và trách nhiệm khác nhau và một yếu tố khá quan trọng nữa là cách tính thuế có khác nhau. Hộ kỉnh doanh cá thể có lẽ là cách thành lập doanh nghiệp đơn giản và nhanh gọn nhất. Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình nộp đơn đăng ký kinh doanh cá thể tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở cửa hàng franchise. Tại các quận trong thành phố người đứng tên đăng ký kinh doanh nộp đơn tại ủy ban Nhân dân Quận và sẽ được yêu cầu xuất trình bản chính hộ khẩu hoặc giấy chứng minh nhân dân. Mức thuế cho hộ kinh doanh cá thể được ấn định với cách tính như sau Thuê GTGT Doanh thu X 55 X 10 Thuê TNDN Doanh thu X 25 X 28 Doanh nghiệp tư nhân cũng là một mô hình doanh nghiệp tương đôi đơn giản và khá dễ thành lập. Người chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ nộp đơn đăng ký kinh doanh và bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc giám đô c quản lý doanh nghiệp đôi với trường hợp ngành nghề kinh doanh phải có chứng chỉ hành nghề tại Sở Kê hoạch Đầu tư Thành phô . Người chủ doanh nghiệp tư nhân - về mặt pháp lý - tự quản lý và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là trong quá trình kinh doanh nêu chủ doanh nghiệp tư nhân bị phá sản mà tài sản của doanh nghiệp không đủ thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho bán cả các tài sản mà chủ sở hữu doanh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN