tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN "
Hiện nay trong khoa học và thực tiễn có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự. Tuy nhiên, nghiên cứu các quy phạm của chế định này trong PLHS Việt Nam hiện hành (Các Điều 23, 24, 55, 56 BLHS năm 1999), theo quan điểm của chúng tôi, bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự là ở chỗ. | CHẾ ĐỊNH THỜI HIỆU TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN LÊ CẢM TRỊNH TIẾN VIỆT TSKH. Trưởng bộ môn Tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội Trợ giảng Bộ môn tư pháp hình sự thuộc ĐHQG Hà Nội 1. Hiện nay trong khoa học và thực tiễn có nhiều ý kiến khác nhau về bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự. Tuy nhiên nghiên cứu các quy phạm của chế định này trong PLHS Việt Nam hiện hành Các Điều 23 24 55 56 BLHS năm 1999 theo quan điểm của chúng tôi bản chất pháp lý của chế định thời hiệu trong luật hình sự là ở chỗ Sau một thời hạn nhất định do luật định đã qua và khi đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi được ghi nhận trong PLHS thì người phạm tội không thể bị Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không phải chấp hành bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật. Phân tích bản chất pháp lý của chế định này chúng ta có thể chỉ ra các đặc điểm cơ bản dưới đây. Theo PLHS Việt Nam quyền truy cứu trách nhiệm hình sự TNHS và quyền thi hành bản án hình sự BAHS của các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước cơ quan Điều tra Viện kiểm sát Tòa án và cơ quan thi hành án hình sự đối với người đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm không phải là vô thời hạn mà chỉ trong một thời hạn nhất định được ghi nhận trong PLHS. Nhưng khi một thời hạn nhất định do PLHS quy định đã qua rồi thì bất kỳ người nào mặc dù đã có lỗi trong việc thực hiện tội phạm vẫn không thể bị truy cứu TNHS vì trong trường hợp này họ không bị coi là người phạm tội hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật. Để không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật do hết thời hiệu thì ngoài các căn cứ pháp lý ra còn phải có một loạt những điều kiện cụ thể khác do PLHS quy định mà chỉ khi nào có tổng hợp đầy đủ chúng các căn cứ pháp lý và những điều kiện ấy người phạm tội mới không bị truy cứu TNHS hoặc không bị buộc phải chấp hành BAHS đã có hiệu lực pháp luật. Căn cứ vào giai đoạn tố tụng hình sự TTHS tương ứng cụ thể .
đang nạp các trang xem trước