tailieunhanh - Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học
Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não, kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học, khả năng tư duy đã khá phát triển, trẻ đã có ý thức, ghi nhớ, tư duy tổng hợp, phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ, ký hiệu, ngữ nghĩa và hành vi Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu | Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học Tư duy là hạt nhân của hoạt động trí não kỹ năng này bắt đầu phát triển từ giai đoạn ấu thơ. Khi trẻ trong độ tuổi tiểu học khả năng tư duy đã khá phát triển trẻ đã có ý thức ghi nhớ tư duy tổng hợp phát tán và đánh giá đối với các tranh vẽ ký hiệu ngữ nghĩa và hành vi. Đặc điểm tư duy của trẻ tiểu học Theo Tâm lý học tư duy của trẻ tiểu học mang tính đột biến chuyển từ tư duy tiền thao tác sang tư duy thao tác. Sở dĩ có nhận định như vậy là bởi trẻ trong giai đoạn mẫu giáo và đầu tiểu học tư duy chủ yếu trong diễn ra trong trường hành động tức những hành động trên các đồ vật và hành động tri giác phối hợp hoạt động của các giác quan . Thực chất của loại tư duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích so sánh đối chiếu các sự vật các hình ảnh về sự vật. Về bản chất trẻ chưa có các thao tác tư duy - với tư cách là các thao tác trí óc bên trong. Trong giai đoạn tiếp theo thường ở đa số học sinh lớp 3 và lớp 4 trẻ đã chuyển được các hành động phân tích khái quát so sánh. từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong mặc dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động với đối tượng thực chưa thoát lý khỏi chúng. Đó là các thao tác cụ thể. Biểu hiện rõ nhất của bước phát triển này trong tư duy của nhi đồng là các em đã có khả năng đảo ngược các hình ảnh tri giác khả năng bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi các hình ảnh tri giác về chúng. Bồi dưỡng năng lực tư duy cho trẻ Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ từ khi còn nhỏ Khi còn nhỏ các bậc cha mẹ nên tập cho con mình biết cách tư duy. Trong những lần kể chuyện cho con nghe bạn nên đặt ra những câu hỏi ứng với các tình huống đơn giản có thể xảy ra trong cuộc sống và yêu cầu trẻ trả lời. Chẳng hạn khi kể câu chuyện có bạn Nhím bị lạc đường bạn có thể hỏi Nếu con là bạn Nhím chẳng may con lạc đường con sẽ làm gì nào . Hãy để trẻ suy nghĩ chứ không gợi ý ngay khi thấy trẻ ngập ngừng chưa trả lời được. Trẻ sẽ áp dụng câu chuyện kể qua nhiều lần như thế trẻ sẽ tạo một phản xạ
đang nạp các trang xem trước