tailieunhanh - Kỹ Thuật trồng cây Cáng lò (Xoan đào) (Betula alnoides) bằng phương pháp bứng cây
Cây Cáng lò (Betula alnoides) là loài cây gỗ lớn, rụng lá theo mùa, trong điều kiện tự nhiên, cây có thể đạt tới 30m về chiều cao, đường kính ngang ngực đạt 85cm và là loài cây ưa sáng, không chịu bóng, không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao nhưng tái sinh tốt dọc theo các con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy. Ở Việt Nam, loài cây này phân bố ở các tỉnh vùng núi | Kỹ Thuật trồng cây Cáng lò Xoan đào Betula alnoides bằng phương pháp bứng cây con từ rừng tự nhiên Tài liệu tập huấn làm giàu rừng cho Cộng đồng thôn Vi Chring xã Hiếu huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum Biên soạn Ths. Nguyễn Đức Định Trường Đại học Tây Nguyên Kon Tum tháng 7- 2008 Kỹ Thuật trồng cây Cáng lò Xoan đào Betula alnoides bằng phương pháp bứng cây con từ rừng tự nhiên. 1. Giới thiệu chung Cây Cáng lò Betula alnoides là loài cây gỗ lớn rụng lá theo mùa trong điều kiện tự nhiên cây có thể đạt tới 30m về chiều cao đường kính ngang ngực đạt 85cm và là loài cây ưa sáng không chịu bóng không thể tái sinh khi rừng có độ tàn che cao nhưng tái sinh tốt dọc theo các con đường mới mở hoặc đất sau nương rẫy. Ở Việt Nam loài cây này phân bố ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như Lạng Sơn Sơn La Lai Châu Hà Giang Quảng Xinh. và một số khu vực khác của Tây Nguyên. Tại Kom Tum cây có phân bố ở một số huyện như Sa Thầy Kon Rẫy Kon Plong. ở độ cao từ 700 đến 1000m so với mặt nước biển. Cáng lò được trồng thuần với mật độ 1650 hoặc 1100cây ha. Cáng lò sinh trưởng nhanh tăng trưởng đường kính bình quân năm đạt 2-2 5cm và tăng trưởng về chiều cao bình quân năm đạt 1 2-2m. Gỗ Cáng lò có đặc tính cơ lý tương đối tốt dùng làm ván lạng ván bóc và đóng đồ dùng trong nhà. Lá non và vỏ cây có thể dùng để chiết xuất tinh dầu. 2. Khả năng tái sinh tự nhiên Cáng lò là một loài cây ưa sáng gần như hoàn toàn qua khảo sát tại địa phương xã Hiếu huyện Kon Plong tỉnh Kon Tum cho thấy Cáng lò chỉ tái sinh ở những nơi trống trải trong rừng ven đường đi đặc biệt ở những nơi có các con đường mới mở ở trong rừng. Mật độ tái sinh của cáng lò có những chỗ rất cao đến ha. Việc theo dõi thu hái hạt để gieo ươm gây trồng Cáng lò tại địa phương chưa được thực hiện vì thế giải pháp trước mắt cho việc gây trồng loài cây này là bứng những cây con tái sinh tự nhiên ở những nơi có mật độ cao để làm giàu rừng. 3. Kỹ thuật gây trồng cây bằng phương pháp bứng cây con. Phương pháp bứng cây Lựa chọn địa
đang nạp các trang xem trước