tailieunhanh - Giới thiệu địa lí kinh tế

Lời nói đầu Địa lý kinh tế Việt Nam là một trong những môn học đại cương, là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn khoa học xã hội - nhân văn, đặc biệt đối với sinh viên các ngành Kinh tế, Đất và Môi trường. Môn học Địa lý kinh tế thường được đưa vào chương trình đại cương của sinh viên kỳ I năm thứ nhất. Cho đến nay đã có một số giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam được xuất bản. Song tuỳ theo từng trường, nội dung giáo trình được thay đổi. | LỜI NÓI ĐẦU Địa lý kinh tế Việt Nam là một trong những môn học đại cương là nền tảng kiến thức cho sinh viên học các môn khoa học xã hội - nhân vân đặc biệt đối với sinh viên các ngành Kinh tế Đất và Môi trường. Môn học Địa lý kinh tế thường được đưa vào chương trình đại cương của sinh viên kỳ I nâm thứ nhất. Cho đến nay đã có một số giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam được xuất bản. Song tuỳ theo từng trường nội dung giáo trình được thay đổi cho phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo. Trường Đại học Nông nghiệp I với mục tiêu trở thành trường trọng điểm trong khối Nông lâm ngư nghiệp của cả nước nên nhà trường đã đầu tư biên soạn các bộ giáo trình cốt lõi. Cùng với một số giáo trình khác giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam ra đời góp phần thực hiện mục tiêu nói trên của nhà trường. Thông qua giáo trình này sinh viên các ngành Kinh tế Đất và Môi trường cũng như các độc giả có quan tâm tới Địa lý kinh tế của Việt Nam sẽ có được những kiến thức đầy đủ về các nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam hiện trạng và phương hướng tổ chức lãnh thổ các ngành kinh tế công nghiệp nông - lâm - ngư nghiệp dịch vụ cũng như tổ chức lãnh thổ của tám vùng kinh tế ở Việt Nam. Với Địa lý kinh tế Việt Nam vấn đề tổ chức lãnh thổ có vai trò đặc biệt quan trọng và gắn với quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Vì vậy tổ chức lãnh thổ là vấn đề xuyên suốt giáo trình này. Giáo trình Địa lý kinh tế Việt Nam do tập thể các cán bộ giảng dạy Bộ môn Kinh tế Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn trường Đại học Nông nghiệp I biên soạn dưới sự chủ biên của . Nguyễn Thị Vang - . Nguyễn Thị Vang - Chương I IV VII. - . Lê Bá Chức - Chương II V. - GVC. ThS. Vi Vân Nâng - Chương III VI. - Kỹ sư. Đỗ Thị Nâng - Chương VIII. Trong quá trình biên soạn mặc dù gặp không ít khó khân nhưng chúng tôi cố gắng đến mức cao nhất để giáo trình đảm bảo tính khoa học hiện đại tiệm cận với những thông tin cập nhật về kinh tế xã hội của đất nước của khu vực Đông Nam Á .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN