tailieunhanh - Báo cáo nghiên cứu khoa học: "VỀ VẤN ĐỀ “TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ"

Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Từ mấy thập kỷ cuối thế kỷ vừa qua, sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất đã phá vỡ mọi hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người về mọi mặt giữa các quốc gia. Điều này đã khiến các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tùy thuộc vào nhau. | VỀ VẤN ĐỀ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ NGUYỄN XUÂN TẾ Tiến sĩ Khoa học chính trị ĐH Luật TP. Hồ Chí Minh 1. Bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Từ mấy thập kỷ cuối thế kỷ vừa qua sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất đã phá vỡ mọi hàng rào ngăn cách địa giới trong giao dịch của con người về mọi mặt giữa các quốc gia. Điều này đã khiến các nền kinh tế của các quốc gia gắn bó hữu cơ và tùy thuộc vào nhau. Tính thẩm thấu lẫn nhau của các nền kinh tế đẩy quốc tế hóa kinh tế lên một thời kỳ mới thời kỳ toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Phân công lao động quốc tế dẫn đến phương châm kinh doanh lấy thế giới làm nhà máy của mình lấy các quốc gia khác làm phân xưởng của mình đặng lợi dụng ưu thế kỹ thuật tiền vốn sức lao động và thị trường của các nước thúc đẩy quốc tế hóa sản xuất phát triển nhanh chóng Căn cứ vào xu thế toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của tất cả các dân tộc trên thế giới năm 1997 Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF đã đưa ra nhận xét Sự tham gia mạnh mẽ hơn của các nước đang phát triển là một trong những nét nổi bật của quá trình mở rộng thương mại và trao đổi vốn trên thế giới trong mười năm qua . Thật vậy nhịp độ hội nhập của nền kinh tế thế giới thực tế đã tăng nhanh đáng kể trong những thập kỷ gần đây cùng với những bước phát triển sâu rộng của thương mại trên khắp toàn cầu trong mọi lĩnh vực có nghĩa là không chỉ trao đổi hàng hóa mà cả trao đổi dịch vụ và vốn nữa. Trào lưu này không phải hoàn toàn mới lạ và chúng ta đã từng thấy một hiện tượng tương tự vào cuối thế kỷ XIX. Tuy nhiên toàn cầu hóa ngày nay tác động sâu sắc đến một số lượng đông đảo các nước không chỉ ở Mỹ ở châu Âu mà còn ở các nước Đông Á và Đông Nam Á nữa. Chính quy mô địa lý của trào lưu hiện nay đã thúc giục chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của phong trào này. về vấn đề toàn cầu hóa kinh tế ở nước ta nhiều nhà nghiên cứu có uy tín cũng đã đề cập và cùng thống nhất nhận định là trong mấy thập kỷ gần đây sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện đại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN