tailieunhanh - TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Phép dưỡng sinh

TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3: Phép dưỡng sinh 1 Đời người thì có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà đuổi cái vô cùng thì tinh thần sẽ mệt mỏi; đã mệt mỏi mà không ngừng nữa thì sẽ chết mất. Làm điều thiện thì bị luỵ vì danh tiếng, làm điều ác thì chịu khổ vì hình phạt. Chỉ người nào giữ được đạo trung[1] là bảo toàn được thân, mệnh, mà phụng dưỡng được cha mẹ, sống được trọn tuổi trời. 2 Một tên bếp[2] của vua Văn Huệ[3] mổ bò, hai tay hắn nắm. | TRANG TỬ VÀ NAM HOA KINH Chương 3 Phép dưỡng sinh 1 Đời người thì có hạn mà tri thức thì vô cùng. Đem cái có hạn mà đuổi cái vô cùng thì tinh thần sẽ mệt mỏi đã mệt mỏi mà không ngừng nữa thì sẽ chết mất. Làm điều thiện thì bị luỵ vì danh tiếng làm điều ác thì chịu khổ vì hình phạt. Chỉ người nào giữ được đạo trung 1 là bảo toàn được thân mệnh mà phụng dưỡng được cha mẹ sống được trọn tuổi trời. 2 Một tên bếp 2 của vua Văn Huệ 3 mổ bò hai tay hắn nắm con vật đưa vai ra thúc nó rồi hai chân bấm vào đất hai đầu gối ghì chặt nó. Hắn đưa lưỡi dao cắt xoẹt xoẹt phát những âm thanh có tiết tấu y như khúc tang lâm và bản nhạc kinh thủ 4 . Vua Văn Huệ khen - Giỏi Nghệ thuật của nhà ngươi sao mà cao tới mức đó được Hắn đặt lưỡi dao xuống đáp - Thần nhờ thích cái Đạo nên nghệ thuật mới tiến được. Hồi mới học nghề mổ bò thần chỉ thấy con bò thôi. Ba năm sau thần không thấy con bò nữa. Lúc này thần dùng tinh thần hơn là dùng mắt. Cảm quan ngưng lại chỉ còn tâm thần là hoạt động. Thần biết cơ cấu thiên nhiên của con bò chỉ lách lưỡi dao vào những chỗ kẽ trong thân thể nó không đụng tới kinh lạc gân bắp thịt 5 của nó huống hồ là tới những xương lớn. Một người đồ tể giỏi một năm mới làm cùn một con dao vì chỉ cắt thịt mà thôi. Một đồ tể tầm thường cứ mỗi tháng là cùn một con dao vì phải chặt vào xương. Con dao này đây thần dùng đã mười chín năm rồi đã mổ mấy nghìn con bò mà lưỡi còn bén như mới mài. Khớp xương nào cũng có kẽ mà lưỡi dao thì mỏng. Biết đưa những lưỡi thật mỏng ấy vào những kẽ ấy thì thấy dễ dàng như đưa vào chỗ không. Vì vậy dùng mười chín năm rồi mà lưỡi dao của thần vẫn bén như mới mài. Mỗi khi gặp một khớp xương thần thấy khó khăn thần nín thở 6 nhìn cho kĩ chầm chậm đưa lưỡi dao thật nhẹ tay khớp xương rời ra dễ dàng như bùn rơi xuống đất. Rồi thần cầm dao ngửng lên nhìn bốn bên khoan khoái chùi dao 7 đút nó vào vỏ. Vua Văn Huệ bảo - Lời tên bếp đó thật hay nghe rồi ta hiểu được phép dưỡng sinh. 3 Công Văn Hiên thấy viên hữu sư 8 ngạc nhiên hỏi kẻ tả hữu - Ai