tailieunhanh - Đề Tài: Thực trạng và giải pháp cho FDI trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam

Có hai nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho phát triển giáo dục của Việt Nam là vốn ODA và FDI. Từ sau khi Việt Nam tham gia Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam tại Pari vào năm 1993 dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới đến nay, lượng vốn ODA của cộng đồng quốc tế dành cho Việt Nam nói chung và vào lĩnh vực giáo dục của Việt Nam nói riêng ngày càng tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng đang dần thu hót. | Tóm lại, cùng với xu thế mở cửa hợp tác với nước ngoài của cả nền kinh tế, ngành giáo dục đào tạo của Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tính đến hết năm 2009, Việt Nam đã thu hót được 127 dự án FDI vào giáo dục với tổng vốn đăng ký là 269,037 triệu USD. Hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam đặc biệt là trình độ tin học và ngoại ngữ; không chỉ có vậy các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động hiệu quả đã có những đóng góp cho NSNN, tham gia tích cực các hoạt động xã hội và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở giáo dục trong nước cùng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động FDI trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam cũng bộc lé một số hạn chế như: số dự án cũng như lượng vốn FDI vào giáo dục Việt Nam còn khiêm tốn, chất lượng và nội dung giảng dạy ở một số cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài chưa được đảm bảo, xảy ra tình trạng lừa đảo ở một số trung tâm đào tạo có vốn đầu tư nước ngoài. Để tăng cường thu hót cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn FDI trong lĩnh vực giáo dục cần thiết phải có các giải pháp hợp lý để khắc phục tình trạng trên.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN