tailieunhanh - Đối phó với những câu hỏi bự trong phỏng vấn
Tham khảo tài liệu 'đối phó với những câu hỏi bự trong phỏng vấn', kỹ năng mềm, kỹ năng phỏng vấn phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | Đối phó với những câu hỏi bự trong phỏng vấn Bạn có cảm thấy hồi hộp mỗi khi đi phỏng vấn xin việc làm không Không nên quá căng thẳng bạn sẽ trả lời tốt những câu hỏi khó nếu bạn biết người nghe mong đợi câu trả lời thế nào Sau đây là một số câu hỏi phỏng vấn xin việc làm mà các công ty trên toàn thế giới sử dụng rất nhiều lần trong các đợt tuyển nhân viên. 1. Vì sao bạn lại bỏ công việc trước đây công việc đang làm Bất kể bạn ghét công ty đó như thế nào đi chăng nữa thì cũng không nên đưa ra những lời nhận xét tiêu cực về đồng nghiệp cũ và công ty cũ. Đừng lo sợ khi trả lời phỏng vấn rằng bạn nằm trong số nhân viên bị giảm biên chế. Ngày nay việc giảm thiểu nhân viên trong các doanh nghiệp là chuyện bình thường. Hãy tập trung vào việc vì sao bạn gửi đơn vào vị trí này nó phù hợp với khả năng của bạn như thế nào. 2. Bạn mong đợi có được vị trí nào trong 5 năm tới Hãy tránh trả lời câu hỏi này bằng một bài diễn văn dài dòng đã học thuộc lòng sẵn ở nhà. Thay vào đó hãy tỏ ra thành thật với những mục tiêu mà mình đề ra hoặc tìm kiếm trong con đường công danh. 3. Bạn có cảm tưởng gì về công ty của chúng tôi Bạn có thể chuẩn bị câu trả lời từ ở nhà. Bạn hãy tìm hiểu lịch sử của công ty và kiểm tra lại thông tin của mình bằng trang web của công ty hoặc nói chuyện với các nhân viên đang làm tại công ty. Hãy nói về sức mạnh của công ty và thậm chí cả những gì bạn dự đoán trong tương lai về sự lớn mạnh của công ty. 4. Tại sao bạn nghĩ rằng chúng tôi nên thuê bạn Không nên trả lời rằng Vì tôi là người phù hợp nhất cho công việc này bởi vì câu trả lời đó quá chung chung. Thay vào đó thể hiện một cách trôi chảy những kinh nghiệm công việc của mình có liên quan và phù hợp với vị trí này. Đưa ra cả những ví dụ cụ thể về kinh nghiệm trước đây của mình. 5. Thế mạnh của bạn là gì Đây không phải là lúc để khiêm tốn mà bạn phải biết đánh giá những kỹ năng của mình phù hợp với vị trí đang trống. Chẳng hạn như khi công việc yêu cầu lãnh đạo một nhóm làm việc hãy nói về những kỹ năng .
đang nạp các trang xem trước