tailieunhanh - Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ

Bệnh tay chân miệng, sốt xuất huyết:Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ Hiện nay một số phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về căn bệnh tay chân miệng cũng như quá trình chăm sóc cho bé khi mắc bệnh. Dưới đây là tám sai lầm thường gặp. 1. Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Sai! Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng, tuy nhiên trẻ lớn và người lớn thường biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. 2. Bệnh chỉ xảy ra ở. | Bệnh tay chân miệng sốt xuất huyết Khi người lớn nghĩ khác bác sĩ Hiện nay một số phụ huynh vẫn có những quan niệm sai lầm về căn bệnh tay chân miệng cũng như quá trình chăm sóc cho bé khi mắc bệnh. Dưới đây là tám sai lầm thường gặp. 1. Bệnh tay chân miệng chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Sai Lứa tuổi nào cũng có thể mắc bệnh tay chân miệng tuy nhiên trẻ lớn và người lớn thường biểu hiện bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. 2. Bệnh chỉ xảy ra ở trẻ đi nhà trẻ. Sai Trẻ không đi nhà trẻ vẫn có thể mắc bệnh do tiếp xúc với trẻ bệnh hoặc người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng. 3. Bệnh chỉ xảy ra vào thời điểm chuyển mùa trong năm. Sai Bệnh xảy ra quanh năm tuy nhiên thường gặp nhiều từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12. 4. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng phải có biểu hiện loét miệng và nổi sẩn ở lòng bàn chân bàn tay. Sai Trẻ bị bệnh tay chân miệng điển hình sẽ có biểu hiện loét miệng kèm nổi sẩn ở lòng bàn tay bàn chân tuy nhiên có những trẻ chỉ biểu hiện loét miệng đơn thuần hoặc chỉ nổi sẩn ngoài da đặc biệt nếu chỉ nổi ở mông rất dễ lầm với hăm tã. 5. Trẻ khó ngủ giật mình quấy khóc là do bị đau miệng. Sai Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biểu hiện giật mình chới với là đã có biến chứng cần được đưa đến bệnh viện khám để kịp thời điều trị. 6. Khi trẻ có biến chứng viêm não - màng não sẽ bị hôn mê. Sai Trẻ mắc bệnh tay chân miệng khi có biến chứng viêm não - màng não không hôn mê sâu mà chỉ lừ đừ hoặc ngủ nhiều. Khi trẻ hôn mê thì nghĩa là bệnh đã rất nặng. 7. Cần xức thuốc lên sang thương da để trẻ mau lành bệnh. Sai Sang thương da trong bệnh tay chân miệng không gây đau hay ngứa do đó không cần xức thuốc vì không có lợi và bác sĩ sẽ khó chẩn đoán bệnh. 8. Trẻ mắc bệnh tay chân miệng nhưng nhẹ có thể cho đi học. Sai Trẻ mắc bệnh dù nhẹ vẫn nên được chăm sóc và theo dõi tại nhà để tránh lây bệnh cho trẻ khác và phát hiện kịp thời biến chứng. Bệnh tay chân miệng là bệnh do siêu vi trùng đường ruột gây ra thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi nhiều nhất dưới 3 tuổi . Triệu chứng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN