tailieunhanh - BÁO CÁO CHÍNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

Báo cáo này là một phần kết quả trong khuôn khổ hoạt động của Thỏa thuận hỗ trợ nhỏ của FAO cho Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi (CISDOMA) để nghiên cứu xây dựng Phương pháp quản lý rừng bền vững đáp ứng mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. Báo cáo cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng Phương pháp này | Viện tư vấn phát triển KT-XH nông thôn và miền núi Dự ÁN XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH qUảN lý rừng bền vững SẢN PHẨM 2 BÁOCÁO CHÍNH THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Hà nội 4 2009 1 MỤC LỤC Tóm tắt. 3 Giới thiệu. 3 1. Nhận thức về quản lý rừng bền vững. 5 2. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững. 6 3. Những tồn tại của các chính sách hiện nay. 7 4. Kết quả hoạt động quản lý rừng bền vững. 8 . Ơ cấp Trung ương. 8 . Ở cấp đại phương. 11 5. Những khó khăn trở ngại khi thực hiện quản lý rừng bền vững. 12 6. Bài học kinh nghiêm. 13 7. Một số kiến nghị. 14 8. Viến cảnh. 17 Phụ biểu 1. Các chính sách và hướng dẫn kỹ thuật liên quan đến quản lý 19 rừng bền vững 2 BÁO CÁO THỰC HIỆN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Tóm tắt Báo cáo này là một phần kết quả trong khuôn khổ hoạt động của Thỏa thuận hỗ trợ nhỏ của FAO cho Viện Tư vấn phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi CISDOMA để nghiên cứu xây dựng Phương pháp quản lý rừng bền vững đáp ứng mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường. Báo cáo cung cấp đầu vào cho quá trình xây dựng Phương pháp này. Trong quá trình phát triển lâm nghiệp quan niệm Quản lý rừng bền vững ở Việt nam mới được hình thành từ những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 20. Từ đó đến nay vấn đề quản lý rừng bền vững luôn là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách chiến lược và kế hoạch hành động của Việt nam. Mặt khác việc chuyển đổi từ quản lý rừng truyền thống sang quản lý rừng bền vững hiện nay đang được thúc đẩy bởi một công cụ thị trường là Chứng chỉ rừng . Tại một vài địa phuwong đang được thí điểm cấp chứng chỉ cho một số chủ rừng. Kết quả thực hiện quản lý rừng bền vững ở Việt nam được mô tả một cách có hệ thống trong đó phân tích những điểm mạnh điểm yếu của các chính sách những khó khăn trở ngại và bài học được rút ra trong quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững. Theo đó là những kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện quản lý rừng bền vững. Phần cuối cùng của tài liệu này đề cập đến viễn cảnh của quản

TỪ KHÓA LIÊN QUAN