tailieunhanh - BÀI 2: KỸ THUẬT PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG

BÀI 2: KỸ THUẬT PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG ĐỀ LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG Khi khởi sự nuôi cấy mô và tế bào đối với một số đối tượng nhất định, vấn đề đặt ra là chọn môi trường nào và trên cơ sở nào để phối hợp tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Cách thường làm là qua các tài liệu đã xuất bản, các công trình đã nghiên cứu về đối tượng đó hoặc cùng họ tương đương xem các tác giả đã sử dụng môi trường loại nào. . | BÀI 2 KỸ THUẬT PHA CHẾ MÔI TRƯỜNG 1. VẤN ĐỀ LỰA CHỌN MÔI TRƯỜNG Khi khởi sự nuôi cấy mô và tế bào đối với một số đối tượng nhất định vấn đề đặt ra là chọn môi trường nào và trên cơ sở nào để phối hợp tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Cách thường làm là qua các tài liệu đã xuất bản các công trình đã nghiên cứu về đối tượng đó hoặc cùng họ tương đương xem các tác giả đã sử dụng môi trường loại nào. Bước đầu có thể giữ nguyên môi trường của tác giả đó hoặc trên cơ sở đó mà cải tiến cho phù hợp qua các thí nghiệm thăm dò. Trong hàng trăm môi trường do rất nhiều tác giả đề nghị cho nhiều loại cây khác nhau nhiều mục đích nuôi cấy khác nhau. Về cơ bản có thể chia ra làm 3 loại - Môi trường nghèo chất dinh dưỡng điển hình là môi truờng White Knop và Knudson C . - Môi trường có hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình điển hình làmôi trường B5 của Gamborg . - Môi trường giàu dinh dưỡng điển hình là môi trường MS Murashige-Skoog . Vì vậy khi bắt đầu nghiên cứu nuôi cấy mô một số đối tượng mới chưa có tài liệu trước thì nên thăm dò so sánh 3 loại môi trường trên xem đối tượng nghiên cứu phù hợp với loại môi trường nào nhất. Sau đó cần thử tìm tỉ lệ NO3 NH4 thích hợp. Các tác giả phương Tây làm việc với cây trồng cạn thường không đưa NH4 vào môi trường. Nhưng đối với những cây dinh dưỡng NH4 mạnh như cây lúa việc thêm vào môi trường nuôi cấy một tỉ lệ NH4 thích hợp chắc chắn sẽ có lợi. Việc sử dụng mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa đối với một số môi trường đã cản trở khá nhiều sự tiến bộ của công tác ở một số phòng thí nghiệm nuôi cấy mô thực vật. Thuốc lá và carốt là 2 loại cây kinh điển của nuôi cấy mô thực vật. Môi trường nuôi cấy 2 loại cây này đã được xây dựng khá hoàn chỉnh. Tuy vậy không thể dùng nguyên các môi trường đó để nghiên cứu các cây hoà thảo hoặc các cây họ đậu mà không có sự cải tiến sửa đổi. Điều này giải thích sự tiến bộ chậm chạp của nuôi cấy mô một số cây hoà thảo so với cây 2 lá mầm. Hiện nay môi trường MS được coi như là môi trường thích hợp với nhiều loại cây do

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN