tailieunhanh - Giáo trình đại cương về Điệu trị Ung thư - Chương 10
Chƣơng X ĐIỀU TRỊ TIA XẠ BỆNH UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Nắm được nguyên lý và các nguyên tắc điều trị tia xạ. 2. Hiểu rõ chỉ định điều trị tia xạ trong ung thư. 3. Nắm được các tai biến trong xạ trị và biện pháp xử trí. I. ĐẠI CƢƠNG Điều trị tia xạ được áp dụng để điều trị ung thư hơn 100 năm qua với mốc đầu tiên được đánh dấu là Roentgen khám phá ra tia X năm 1895, sau đó người ta bắt đầu áp dụng tia X để điều trị ung thư. Từ đó,điều. | 1 Chương X ĐIỀU TRỊ TIA XẠ BỆNH UNG THƯ Mục tiêu học tập 1. Nắm được nguyên lý và các nguyên tắc điều trị tia xạ. 2. Hiểu rõ chỉ định điều trị tia xạ trong ung thư. 3. Nắm được các tai biến trong xạ trị và biện pháp xử trí. I. ĐẠI CƯƠNG Điều trị tia xạ được áp dụng để điều trị ung thư hơn 100 năm qua với mốc đầu tiên được đánh dấu là Roentgen khám phá ra tia X năm 1895 sau đó người ta bắt đầu áp dụng tia X để điều trị ung thư. Từ đó điều trị ung thư bằng tia phóng xạ đã phát triển thành một chuyên khoa sâu trong Y học. Gia đình Curie phát hiện ra chất phóng xạ Radium năm 1898 và sau đó Alexander Graham Bell gợi ý sử dụng nó trong điều trị tia xạ áp sát bằng cách cắm trực tiếp vào khối u ác tính dưới dạng các cây kim. Sau đó nguồn phóng xạ bằng cobalt và caesium được đưa vào sử dụng. Cuối năm 1940 tia xạ bằng máy gia tốc linear accelerators ra đời và phát triển. Thời gian đầu áp dụng điều trị tia xạ người ta thiếu các phương pháp để tính toán giới hạn liều lượng một cách chính xác. Quy định đơn vị chuẩn của phóng xạ đầu tiên là liều gây ra đỏ da. Một trong những yếu tố làm hạn chế điều trị trong thời gian này là do mức chịu đựng của da kém do đó người ta không dám nâng liều lên cao. 2 Những trở ngại ban đầu đó đã được Courtard giải quyết năm 1934 bằng cách áp dụng tia xạ phân liều nghĩa là chia tổng liều thành những liều nhỏ hơn làm nền tảng trong lĩnh vực xạ trị cho đến nay. Với sự khám phá ra máy chụp cắt lớp vi tính của Godfrey Hounsfield phương pháp lập kế hoạch điều trị mới theo không gian 3 chiều đã được thực hiện và đã chuyển hẳn phương pháp lập kế hoạch điều trị từ 2 chiều sang 3 chiều. Bác sĩ xạ trị và kỹ sư vật lý phóng xạ không còn bị hạn chế về liều lượng bởi vì lập kế hoạch điều trị dựa trên chụp cắt lớp vi tính cho phép bác sĩ đo trực tiếp liều tia xạ ở các vị trí giải phẫu dựa trên hình ảnh của các mặt cắt ngang. Trong vài thập niên trở lại đây kỳ vọng của những kỹ thuật hình ảnh mới như cộng hưởng từ trong những năm 1970 và PET positron emission .
đang nạp các trang xem trước