tailieunhanh - Lịch sử 10 - BÀI 40: LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾKỶ XX

Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đản viên bị bắt. | Sử 10-BÀI 40: LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾKỶ XX Sử 10-BÀI 40: LÊ-NIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỶ XX I .HOẠT ĐỘNG BƯỚC ĐẦU CỦA TRONG PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA. *Tiểu sử: +Vla-đi-mia Ilích U-ki-a-nốp tức Lênin sinh ngày 22 - 4 - 1870 trong gia đình nhà giáo tiến bộ. + Mùa thu năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm Mác-xít ở Pê-téc-bua lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân - mầm mống của Đảng Mác-xit; Năm 1898 tại Minxcơ, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố thành lập nhưng không hoạt động vì các Đản viên bị bắt. + Năm 1900, Lênin cùng với các đồng chí của mình xuất bản báo "Tia lửa" nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác vào phong trào công nhân Nga. + Năm 1903, đại hội Đảng công nhân xã hội Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới sự chủ trì của Lênin để bàn về cương lĩnh điều lệ Đảng. Tại Đại hội đa số đại biểu (Phái Bôn-sê-vich) tán thành đường lối Cách mạng của Lênin, còn thiểu số (phái Men-se-vích) theo khuynh hướng cơ hội chống lại Lênin. Lênin viết hàng loạt tác phẩm của mình phê phán những quan điểm của chủ nghĩa cơ hội, khẳng định vai trò của giai cấp công nhân và Đảng tiên phong. *Cuộc đấu tranh chống lại phái cơ hội đầu kiểm tra XIX ở Nga: + Đầu thế kỷ XX khi các nước đế quốc chạy đua vũ trang chuẩn bị chiến tranh thì phái cơ hội trong Quốc tế 2 kêu gọi công nhân ủng hộ chính phủ tư sản với mình, ủng hộ chiến tranh. + Duy nhất có Đảng Bôn-sê-vich do Lênin lãnh đạo là đấu tranh chống lại chiến tranh đế quốc với khẩu hiệu "Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến Cách mạng". Lênin có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận thông qua những tác phẩm của mình. II. CÁCH MẠNG 1905 - 1907 Ở NGA 1. Tình hình nước Nga trước Cách mạng - Về kinh tế: Công thương nghiệp phát triển, các công ty độc quyền ra đời, đội ngũ công nhân đông đảo. - Về chính trị: duy trì bộ máy cai trị của chính quyền phong kiến, chế độ Nga hoàng kìm hãm sự phát triển sản xuất, bóp nghẹt quyền tự do dân chủ, hầu hết các giai cấp bất mãn. -Đời sống nhân dân, nhân dân lao động cực khổ. -Sự thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật 1904 - 1905 làm mâu thuẫn xã hội càng sâu sắc dẫn đến bùng nổ Cách mạng. Bản đồ Chiến tranh Nga - Nhật 1905. 2. Cách mạng bùng nổ. - Ngày 09/01/1905, 14 vạn công nhân Pê-tec-bua và gia đình không vũ khí đến “Cung điện mùa đông” để thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống nhưng họ bị đàn áp bằng súng làm hàng nghìn người chết và bị thương "Ngày chủ nhật đẫm máu" 09 - 01 - 1905, công nhân dựng chiến lũy chuẩn bị chiến đấu. Hình :"Cuộc biểu tình ngày 09 - 01 - 1905" - Mùa thu năm 1905 phong trào Cách mạng vẫn tiếp tục dâng cao với những cuộc bãi công chính trị của quần chúng làm ngừng trệ mọi hoạt động kinh tế và giao thông trong cả nước. - Tại Mat-xcơ-va , tháng 12 - 1905 cuộc tổng bãi công chuyển sang khởi nghĩa vũ trang , cuối cùng thất bại. Thảm sát Chủ nhật đẫm máu tại thủ đô Sankt Peterburg. * Tính chất: Đây là cuộc Cách mạng tư sản kiểu mới vì: Do giai cấp vô sản lãnh đạo với sự tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc Cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang Cách mạng XHCN. *Ý nghĩa: + Giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc. + Thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh. Hình: thủy thủ tàu Pô tem kin Đoàn thị Hồng Điệp sưu tầm và biên tập

TỪ KHÓA LIÊN QUAN