tailieunhanh - Liệu pháp tế bào gốc - Hy vọng của tương lai

Năm 2004, một sự kiện chấn động về y học xuất phát từ Ấn Độ đã được tờ New Scientist nhận định: "Những gì đã diễn ra tại Bệnh viện Bombay, với bệnh nhân đang chờ chết đã được cứu sống thì đấy là phép màu nhiệm! Việc này có thể sánh với việc Alexandre Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh". Đó là chuyện: Bệnh nhân Sajnay, 25 tuổi, chữa trị tại Bệnh viện Bombay trong tình thế tuyệt vọng vì mắc bệnh thiếu máu ác tính nhưng nhờ biện pháp tế bào gốc (TBG) . | Liệu pháp tế bào gốc - Hy vọng của tương lai Năm 2004 một sự kiện chấn động về y học xuất phát từ Ân Độ đã được tờ New Scientist nhận định Những gì đã diễn ra tại Bệnh viện Bombay với bệnh nhân đang chờ chết đã được cứu sống thì đấy là phép màu nhiệm Việc này có thể sánh với việc Alexandre Fleming phát minh ra thuốc kháng sinh . Đó là chuyện Bệnh nhân Sajnay 25 tuổi chữa trị tại Bệnh viện Bombay trong tình thế tuyệt vọng vì mắc bệnh thiếu máu ác tính nhưng nhờ biện pháp tế bào gốc TBG đã được thoát hiểm trở về cuộc sống bình thường. Vài nét lịch sử về TBG Các nhà khoa học đã nhận thấy một số loài động vật có khả năng tái tạo lại bộ phận cơ thể bị hủy hoại như đuôi thằn lằn đứt sẽ mọc lại sau ít ngày đầu con thủy tức bị cắt sẽ có lại 3 ngày sau cua mọc càng đã bị gãy sa giông mọc lại chân đã bị đứt đỉa mọc lại phần thân bị mất. Qua nghiên cứu phát hiện các loài động vật đó đều sử dụng TBG để kích thích cơ quan đã mất mọc lại. Vào năm 1963 hai nhà nghiên cứu Canada Ernest Mc Cullôch và Janes Till lần đầu tiên chứng minh sự tồn tại của TBG trong máu. Năm 1998 James Thomson lần đầu tiên cô lập được TBG từ phôi người tại phòng thí nghiệm của Trường đại học Wisconsin Hoa Kỳ . Giới chuyên môn bắt đầu hình dung việc thay thế tế bào hư hỏng do bệnh bằng tế bào khỏe mới. Năm 1998 nhà khoa học Fred Gage làm việc ở Viện nghiên cứu Jalk tại La Jolia California - Mỹ đã nuôi TBG thần kinh trong môi trường dinh dưỡng thích hợp và sau đó tạo được một mạng chức năng thần kinh mang lại một tia hy vọng mới. Năm 2007 ba nhà khoa học Mario Capeechi Martin Evans và Oliver Smithies được trao giải thưởng Nobel vì những công trình khoa học có liên quan mật thiết với lĩnh vực TBG. Với nhận định TBG là những viên gạch đặt nền móng tạo nên cơ thể con người khác với tế bào thường TBG có thể thực hiện rất nhiều chức năng khác nhau có thể phát triển thành hầu hết trong số 220 loại tế bào trong cơ thể và có thể tự nhân bản không ngừng. Dùng liệu pháp tế bào gốc có thể chữa được nhiều bệnh. TBG lấy