tailieunhanh - Luật về Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao. | Luật của Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 34 2002 QH10 ngày 02 tháng 4 năm 2002 về Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 Luật này quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân. CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1 Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp góp phần bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Các Viện kiểm sát nhân dân địa phương thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp ở địa phương mình. Các Viện kiểm sát quân sự thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của pháp luật. Điều 2 Trong phạm vi chức năng của mình Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân bảo vệ tài sản của Nhà nước của tập thể bảo vệ tính mạng sức khoẻ tài sản tự do danh dự và nhân phẩm của công dân bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước của tập thể quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Điều 3 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng nhiệm vụ bằng những công tác sau đây 1. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự của các cơ quan điều tra và các cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra 2. Điều tra một số loại tội xâm phạm hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ thuộc các cơ quan tư pháp 3. Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử các vụ án hình sự 4. Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự hôn nhân và gia đình hành chính kinh tế lao động và những việc khác theo quy định .
đang nạp các trang xem trước