tailieunhanh - Số phận của thương hiệu ?

Thương hiệu mạnh hay yếu, trường tồn hay chẳng may sớm bị diệt vong không chỉ nằm ở hoạt động truyền thông tiếp thị, ở ý tưởng kinh doanh hay khả năng xử lý khủng hoảng mà cái gốc là nằm ở triết lý, niềm tin và giá trị cốt lõi được chia sẻ và “lưu truyền” từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ khác trong một tổ chức | Số phận của thương hiệu Thương hiệu mạnh hay yếu trường tồn hay chẳng may sớm bị diệt vong không chỉ nằm ở hoạt động truyền thông tiếp thị ở ý tưởng kinh doanh hay khả năng xử lý khủng hoảng mà cái gốc là nằm ở triết lý niềm tin và giá trị cốt lõi được chia sẻ và lưu truyền từ thế hệ lãnh đạo này sang thế hệ khác trong một tổ chức - Minh họa Khều. Có bao giờ bạn nhìn lại và tự hỏi cái chân vịt ở đằng sau con tàu thương hiệu của doanh nghiệp mang ý nghĩa gì Cuối cùng thì Vedan cũng đã đồng ý đền bù vô điều kiện cho người nông dân. Tự hỏi thương hiệu Vedan rồi sẽ như thế nào và liệu nó có còn tiếp tục tồn tại. Liên quan đến số phận của một thương hiệu dưới đây là góc nhìn của một người nghiên cứu về thương hiệu. Sự ngộ nhận trong truyền thông Có người cho rằng Vedan cố tình cò cưa về số tiền đền bù nhằm kéo dài thời gian và tận dụng số lần xuất hiện một cách miễn phí trên các phương tiện truyền thông để nổi tiếng. Liệu nhận định này có đúng nếu mức độ không bằng lòng hay sự phẫn nộ của người dân đối với một thương hiệu này được khảo sát qua từng bài báo Một thương hiệu được nhiều người biết đến chưa có gì đảm bảo là một thương hiệu mạnh. Nếu điều mà thương hiệu được biết đến là tích cực thì nó sẽ nổi tiếng còn ngược là tai tiếng và không doanh nghiệp nào muốn nhận được cái tiếng thứ hai này .