tailieunhanh - Châu Á và xu hướng hiện đại của chiến lược thương hiệu
Hình ảnh thương hiệu hoặc được hình thành hoặc bị hủy hoại từ tất cả các điểm tương tác, chứ không chỉ thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh công ty. | Châu Á và xu hướng của chiến lược thương hiệu Hình ảnh thương hiệu hoặc được hình thành hoặc bị hủy hoại từ tất cả các điểm tương tác chứ không chỉ thông qua các hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc hình ảnh công ty. Xây dựng thương hiệu là đầu tư Châu Á và xu hướng của chiến lược thương hiệu. Chuyện các thương hiệu trên thế giới được định giá và xếp hạng hàng năm tất nhiên không xa lạ với nhiều doanh nghiệp châu Á cũng như Việt Nam. Tuy nhiên các tin tức trên dường như vẫn cứ là chuyện của một ai đó. Đơn giản vì trong danh sách này chẳng có mấy doanh nghiệp từ châu Á ngoại trừ những tên tuổi hiếm hoi nhưng quá quen thuộc như Toyota Samsung Sony. Tuy nhiên cảm giác tự ti và xa vời đang được thay thế dần bằng những chuyển mình đáng kể trong nhận thức và đầu tư xây dựng thương hiệu trong vài năm gần đây. Hàng loạt các sự kiện mua bán sáp nhập công ty trong đó bên mua phải trả giá rất cao cho thương hiệu đã tác động đáng kể đến những chủ doanh nghiệp châu Á. Họ ngạc nhiên trước việc một công ty nhỏ hơn đã dám trả đến 448 triệu đô la Mỹ cho thương hiệu trong tổng giá trị hợp đồng mua bộ phận máy tính cá nhân của IBM trị giá 1 25 tỉ đô la Mỹ. Hiểu một cách khác gần 40 giá trị của tài sản mua bán là vô hình và được tóm gọn trong hai chữ thương hiệu . Hay như chuyện mua bán thương hiệu của hãng hàng không Pan Am. Mặc dù hãng hàng không này không còn hoạt động vậy mà Công ty Carl Icahn đã quyết định mua lại quyền sử dụng Pan Am với giá 40 triệu đô la Mỹ và sẽ sử dụng thương hiệu này cho kế hoạch kinh doanh trong tương lai. Tất cả những sự kiện nêu trên cộng với quảng bá của truyền thông đã thay đổi nhận thức của các chủ doanh nghiệp về giá trị của xây dựng thương hiệu một cách sâu sắc. Tài sản của .
đang nạp các trang xem trước