tailieunhanh - Chèo

Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch. | Chèo Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là một loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự trữ tình. Nếu sân khấu truyền thống Trung Quốc có đại diện tiêu biểu là Kinh kịch của Bắc Kinh và sân khấu Nhật Bản là kịch nô thì đại diện tiêu biểu nhất của sân khấu truyền thống Việt Nam là chèo. Lịch sử Kinh đô Hoa Lư Ninh Bình là đất tổ của sân khấu chèo người sáng lập là bà Phạm Thị Trân 1 2 một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10 sau phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phố biến từ Nghệ - Tĩnh trở ra. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn. Sự phát triển của chèo có một mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân đội Mông Cổ đã bị bắt ở Việt nam vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia chèo chỉ có phần nói và ngâm các bài dân ca nhưng do ảnh hưởng của nghệ thuật do người lính bị bắt mang tới chèo có thêm phần hát. Vào thế kỷ 15 vua Lê Thánh Tông đã không cho phép biểu diễn chèo trong cung đình do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân kịch bản lấy từ truyện viết bằng chữ Nôm. Tới thế kỷ 18 hình thức chèo đã được phát triển mạnh ở vùng nông thôn Việt Nam và tiếp tục phát triển đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính Lưu Bình Dương Lễ Kim Nham Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này. Đến thế kỷ 19 chèo ảnh hưởng của tuồng khai thác một số tích truyện như Tống Trân Phạm Tải hoặc tích truyện Trung Quốc như Hán Sở tranh hùng. Đầu thế kỷ 20 chèo được đưa lên sân khấu thành thị trở thành chèo văn minh. Có thêm một số vở mới

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
35    82    0
35    83    0
35    88    0
35    78    1
31    77    0
35    78    1
35    87    0
35    80    0
35    77    1
35    77    0
TỪ KHÓA LIÊN QUAN