tailieunhanh - Trẻ ngủ ngáy thường do viêm VA

Trẻ ngủ ngáy thường do viêm VA Cả nhà anh Linh ai cũng thấy buồn cười khi nhìn bé Chương, 3 tuổi, ngáy khá to khi ngủ. Mọi người chỉ nghĩ đó là một tật đáng yêu, mà không biết rằng bé đang thiếu không khí. Anh Linh bắt đầu lo lắng khi thấy con ngày càng ngáy to và có vẻ khó thở khi ngủ, phải há cả miệng ra. Rõ nhất là những đợt bé bị ho, mà tình trạng này xảy ra rất thường xuyên. Nhờ đi khám chuyên khoa tai mũi họng, anh Linh mới biết. | Trẻ ngủ ngáy thường do viêm VA Cả nhà anh Linh ai cũng thấy buồn cười khi nhìn bé Chương 3 tuổi ngáy khá to khi ngủ. Mọi người chỉ nghĩ đó là một tật đáng yêu mà không biết rằng bé đang thiếu không khí. Anh Linh bắt đầu lo lắng khi thấy con ngày càng ngáy to và có vẻ khó thở khi ngủ phải há cả miệng ra. Rõ nhất là những đợt bé bị ho mà tình trạng này xảy ra rất thường xuyên. Nhờ đi khám chuyên khoa tai mũi họng anh Linh mới biết chứng ngáy của con thực chất là hậu quả của tình trạng VA quá phát gây khó khăn cho sự thở. Theo tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dinh nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương VA vốn là tổ chức tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn đi vào đường hô hấp. Do tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên nó rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu viêm kéo dài VA sẽ phát triển lớn gây khó khăn cho sự thở của trẻ tạo nên chứng ngủ ngáy. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến trẻ bị thiếu ôxy khi ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí não do não thiếu dưỡng khí . Do phải há miệng thờ nên sau nhiều năm trẻ sẽ có bộ mặt VA điển hình Da xanh chóp mũi nhỏ hơn môi vều mặt dài do xương hàm trên phát triển kém cằm nhô ra. Ngoài ra ngủ ngáy ở trẻ em còn có thể do viêm amiđan do cấu tạo hàm béo phì. Một số trẻ bình thường không ngáy nhưng khi viêm đường hô hấp trên lại xuất hiện chứng này. Theo tiến sĩ Ngọc Dinh ngáy ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến ngừng thở khi ngủ thậm chí nguy hiểm tính mạng. Ngoài ra trẻ cũng dễ mệt mỏi khó tập trung học .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN