tailieunhanh - ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM

Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm về hình thái lỗ hàm dưới và lưỡi hàm ở người Việt Nam, đồng thời xác định vị trí của lỗ hàm dưới qua đo đạc so với các mốc giải phẫu trên xương. Phương pháp: Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới trong bộ sưu tập của Nguyễn Quang Quyền, hiện được lưu giữ tại Bộ môn Giải Phẫu học, Khoa Y, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành như sau: trước tiên ghi nhận hình dạng lỗ. | ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÙNG LỖ HÀM DƯỚI TRÊN XƯƠNG KHÔ NGƯỜI VIỆT NAM TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này là mô tả một số đặc điểm về hình thái lỗ hàm dưới và lưỡi hàm ở người Việt Nam đồng thời xác định vị trí của lỗ hàm dưới qua đo đạc so với các mốc giải phẫu trên xương. Phương pháp Mẫu nghiên cứu gồm 40 xương hàm dưới trong bộ sưu tập của Nguyễn Quang Quyền hiện được lưu giữ tại Bộ môn Giải Phẫu học Khoa Y Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu được tiến hành như sau trước tiên ghi nhận hình dạng lỗ hàm dưới lưỡi hàm và các lỗ hàm phụ nếu có sau đó dùng thước trượt điện tử và các thước vạch để xác định vị trí lỗ hàm dưới theo hai chiều trước sau và trên dưới. Kết quả cho thấy lỗ hàm dưới chủ yếu có dạng bầu dục và lưỡi hàm nhô tròn chiếm đa số với tỉ lệ lỗ hàm phụ là 32 5 . Về vị trí trước sau lỗ hàm dưới nằm ngay sau điểm giữa chiều rộng cành lên với khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến gờ ngoài và gờ trong bờ trước cành lên là 20 08 2 36 mm và 14 35 2 23 vị trí trên dưới lỗ hàm dưới nằm hơi trên điểm giữa chiều cao cành lên với khoảng cách từ lỗ hàm dưới đến điểm thấp nhất của khuyết sigma là 19 99 2 71 mm. Kết luận Phần lớn lỗ hàm dưới 60 nằm trên hoặc ngang mặt nhai răng cối lớn dưới. Đồng thời không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các thông số trên giữa bên phải và trái ngoại trừ sự phân bố hình dạng lưỡi hàm. ABSTRACT Objectives The aim of this study was to observe the morphological characteristics of the mandibular foramen the lingula and to determine the precise location of the mandibular foramen in relation with the surrounding anatomic landmarks. Method The mandibles of 40 adults from the collection of Nguyễn Quang Quyền were used for the study. The results showed that the incidence of the nodular lingula and the oval shape of the mandibular foramen are most prevalent the accessory mandibular foramen was found on 32 5 cases. In the antero-posterior direction the mandibular foramen was located behind in the middle of the width of the .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN