tailieunhanh - Kinh nghiệm bảo vệ đồ án tốt nghiệp_ GS. Nguyễn Đình Cống

Đây là bài viết về kinh nghiệp bảo vệ đồ án tốt nghiệp trên FB của giáo sư Nguyễn Đình Cống. Xin mời các bạn tham khảo bài viết từ kinh nghiệm quý giá của thầy: "Để giúp các bạn cách thức bảo vệ đồ án tốt nghiệp, tôi đã dăng bài “ Thuyết trình khoa học “ và câu chuyện vui, có tính phê phán “ chàng họ Cao bảo vệ đồ án”. ( trích từ sách PP luận NCKH và sáng tạo ). Sau đây tôi viết vài ý kiến về việc chuẩn bị , trình bày và trả lời các câu. | Bảo vệ là trình bày cho Hội đồng chấm ĐA nghe và đánh giá. Vậy trước hết phải biết qua về HĐ. Trước đây thầy thấy chỉ có 1 loại, nhưng hiện tại thấy có 2. Đó là HĐ nghiêm chỉnh và HĐ gà mờ. HĐ nghiêm chỉnh gồm phần lớn các thầy có đủ 2 điều kiện là trình độ và trách nhiệm ( thể hiện bởi việc chú ý lắng nghe, có thiện chí khi đặt câu hỏi và có nhận xét đúng .). HĐ gà mờ gồm phần lớn ( hoắc toàn bộ ) các thầy thiếu một trong 2 điều kiện trên ( chủ yế là thiếu trách nhiệm, thể hiện bởi việc không chú ý nghe, đặt câu hỏi không phù hợp, đánh giá không đúng ) ( ngoài ra còn một loại HĐ thứ 3 là HĐ đểu nhưng rất ít gặp trong ĐATN ). Những điều tôi trình bày sau đây là để bảo vệ với HĐ nghiêm chỉnh ( nếu gặp phải HĐ gà mờ sẽ nói sau ). Trước hết phải xác định mục đích của việc bảo vệ ĐATN. Thường có 2. Một là để kết thúc ĐA, có được là để tập dượt, thực hành khả năng thuyết trình khoa học ( là một dịp may để tập luyện, thực hành). Tuỳ vào điều kiện, khả năng mà bạn có thể đặt 2 mục tiêu ngang nhau hoặc có một cái nặng hơn Bạn làm ĐA trong 3- 4 tháng mà chỉ được trình bày trong vòng 12 đến 15 phút, vậy bạn phải suy nghĩ, lựa chọn và sắp xếp nội dung.( các điều sẽ trình bày ) cho đúng, cho hay, cho thuyết phục. Trước hết hãy tự đặt câu hỏi : HĐ nghiêm chỉnh muốn hoặc không muốn nghe cái gì ?. Theo thầy thì HĐ muốn nghe để biết các bạn đã suy nghĩ như thế nào, đã tự làm được những gì cụ thể và tự mình đánh giá kết quả công việc. Như vậy cần trình bày rõ ràng những suy nghĩ và việc làm cụ thể chứ không nói những điều chung chung, không nhắc lại các nguyên lý, không nhắc lại các lời giảng hoặc các câu trong giáo trình. Phải suy nghĩ để tìm ý. Khi định nêu ý nào thì phải tự hỏi : liệu ý này HĐ có muốn nghe không, nếu HĐ không muốn nghe thì phải kiên quyết loại bỏ, tìm ý khác. Phải để nhiều công sức vào việc chuẩn bị, ghi các ý ra giấy, xem đi, xét lại, loại bỏ hết những ý chung chung, không có thông tin, ai cũng biết rồi, không muốn nghe, chỉ giữ lại những ý thật cần thiết, cụ thể. Có được dàn ý rồi còn phải tập trình bày để khống chế thời gian và thuộc được thì càng tốt.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.