tailieunhanh - Đứt gãy thuận
•Trong khi các đứt gãy nghịch/nghịch chờm được đặc trưng bởi trật tự già /trẻ thì các đứt gãy thuận lại được đặc trưng bởi trật tự trẻ/già. | Đứt gãy thuận Trong khi các đứt gãy nghịch/nghịch chờm được đặc trưng bởi trật tự già /trẻ thì các đứt gãy thuận lại được đặc trưng bởi trật tự trẻ/già. Đứt gãy thuận xảy ra khi thạch quyển bị căng giãn. Kết quả là các lớp đá giòn nằm trên cùng bị đứt gãy thuận trong khi các lớp nằm dưới sâu (phần giữa của lớp vỏ trái đất) bị kéo căng (biến dạng dẻo). Hầu hết các đứt gãy thuận quy mô khu vực thường gắn liền với sự tách giãn (rift) rìa lục địa vd: rìa lục địa phía tây Đại Tây Dương, biển Bắc, bờ tây châu Phi, biển đỏ,. Các địa hình tách giãn (rift) trên lục địa thường tạo thành các cấu trúc địa hào, các bể trầm tích; vd: địa hào chứa than Quảng Ninh, rift Đông Phi, . Rất nhiều đứt gãy thuận gắn liền với các trung tâm tách giãn của các mảng kiến tạo và cuối cùng mở rộng ra thành các đại dương. Mặt đứt gãy thuận thường có góc cắm lớn hơn 45o –thường ~60o và phù hợp với giả thiết của Coulomb/Anderson Mặt cắt địa chất qua các địa hình có đứt gãy thuận thường được đặc trưng bởi các cấu trúc địa hào/địa lũy. Đứt gãy thuận Địa hào Địa lũy Địa hào là các cấu trúc địa chất hình thành bởi hai hệ thống đứt gãy thuận cắm ngược chiều nhau, trong đó các khối trung tâm dịch chuyển xuống phía dưới trong khi các khối địa lũy bên cạnh dịch chuyển nâng lên cao. Các đứt gãy cong thuận Chuyển động xoay của các khối địa chất bị đứt gãy cắt qua thường đi kèm với sự hiện diện của các đứt gãy cong thuận. Đó là các đứt gãy có mặt đứt gãy cong hướng xuống dưới, có xu hướng thoải dần theo độ sâu và làm cho cánh treo chuyển động xoay khi nó trượt xuống phía dưới. Ở phần trên mặt, góc cắm của mặt đứt gãy có thể đạt đến 60o nhưng xuống sâu nó có thể nằm ngang. Trong các cấu trúc địa chata hình thành do các đứt gãy thuận (địa hào, bể trầm tích) thường lắng đọng vật liệu trầm tích/đá trầm tích. Các tập trầm tích này có thể được sử dụng để xây dựng lại đặc điểm động học của đứt gãy. Các đứt gãy thuận với góc cắm thoải Các đứt gãy thuận với góc cắm thoải là các cấu trúc mới được phát hiện tương đối gần đây. Chúng được đặc trưng bởi các đá trầm tích còn rất trẻ cắm dốc trên bề mặt đứt gãy gián cách (detechment) nằm phía trên các đá gneiss bị biến dạng mạnh thuộc phần giữa của vỏ trái đất. Ban đầu các đứt gãy này được gọi là đứt gãy bào mòn, chúng có thể ghi nhận khoảng dịch chuyển rất lớn. Đứt gãy thuận Đứt gãy thuận góc cắm thoải Cơ chế hình thành đứt gãy thuận cắm thoải Cơ chế hình thành đứt gãy thuận cắm thoải Cơ chế hình thành đứt gãy thuận cắm thoải Cơ chế hình thành đứt gãy thuận cắm thoải Analog Models of Normal Faulting We use analogs of rocks - clay, sand, silly-putty, etc., - to gain insight into how rocks behave. | Đứt gãy thuận Trong khi các đứt gãy nghịch/nghịch chờm được đặc trưng bởi trật tự già /trẻ thì các đứt gãy thuận lại được đặc trưng bởi trật tự trẻ/già. Đứt gãy thuận xảy ra khi thạch quyển bị căng giãn. Kết quả là các lớp đá giòn nằm trên cùng bị đứt gãy thuận trong khi các lớp nằm dưới sâu (phần giữa của lớp vỏ trái đất) bị kéo căng (biến dạng dẻo). Hầu hết các đứt gãy thuận quy mô khu vực thường gắn liền với sự tách giãn (rift) rìa lục địa vd: rìa lục địa phía tây Đại Tây Dương, biển Bắc, bờ tây châu Phi, biển đỏ,. Các địa hình tách giãn (rift) trên lục địa thường tạo thành các cấu trúc địa hào, các bể trầm tích; vd: địa hào chứa than Quảng Ninh, rift Đông Phi, . Rất nhiều đứt gãy thuận gắn liền với các trung tâm tách giãn của các mảng kiến tạo và cuối cùng mở rộng ra thành các đại dương. Mặt đứt gãy thuận thường có góc cắm lớn hơn 45o –thường ~60o và phù hợp với giả thiết của Coulomb/Anderson Mặt cắt địa chất qua các địa hình có đứt gãy thuận thường được đặc trưng bởi các cấu
đang nạp các trang xem trước