tailieunhanh - Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 9
Người Lạc Việt thờ trời và rất hay hỏi trời. Ví như câu ca “Bắc thang lên hỏi ông trời ”. Tác phẩm của Khuất Nguyên mang rất nhiều nét văn hóa Lạc Việt, đó là lý do ông có hẳn một tác phẩm “Hỏi trời – Thiên vấn” gồm đến 189 câu hỏi dành cho ông trời! | Người Lạc Việt thờ trời và rất hay hỏi trời. Ví như câu ca Bắc thang lên hỏi ông trời. . Tác phẩm của Khuất Nguyên mang rất nhiều nét văn hóa Lạc Việt đó là lý do ông có hẳn một tác phẩm Hỏi trời - Thiên vấn gồm đến 189 câu hỏi dành cho ông trời Đoạn kết ông viết Ta báo cho các bậc tiền nhân nước Sở biết rằng nước nhà đang lúc khuynh nguy sợ khó được trường tồn . Tác phẩm của Khuất Nguyên viết bằng ngôn ngữ nước Sở muốn thưởng thức trọn vẹn cái hay cái đẹp thì phải đọc bằng giọng Hồ Nam. Đặc điểm này càng chứng tỏ Kinh Thi và Sở Từ không cùng cội rễ. Thật vậy đọc Kinh Thi với âm Hán Việt vẫn thấy nó du dương không kém thơ Đường nhưng nhạc tính của Sở Từ thì không thể bảo tồn nơi Hán Việt. Theo Nguyễn Tài Cẩn 17 âm Hán Việt chủ yếu là âm Hán thời Đường cho nên tiếp cận Sở Từ rất cần lao lực và những con đường hoàn toàn mới. Nhạc ký của Khổng Tử nói Phàm âm thân đều xuất phát từ tấm lòng của con người. Sự rung động của tình cảm sẽ tạo nên âm thanh từ âm thanh sẽ tạo ra lời ca tiếng hát. Căn cứ vào âm nhạc để biết thời thế. Nếu thời thế bình yên thì âm nhạc êm dịu còn thời thế loạn lạc thì âm nhạc ai oán nếu chính trị đồi bại thì có lời ca ai oán vì mất nước sẽ có sự buồn nhớ đau thương để nói lên nỗi thống khổ của người dân. Theo Đại Việt Sử Lược 1388 Mùa đông năm Nhâm tuất 1202 Lý Cao Tông đi chơi ở hành cung Hải Thanh. Ở đấy đêm nào cũng sai nhạc công khảy đàn Bà Lỗ xướng điệu hát phỏng theo nhạc khúc Chiêm Thành âm thanh ai oán thảm thiết buồn bã oán hờn. Những kẻ tả hữu nghe đến đều nghẹn ngào rơi lệ. Có vị tăng phó là Nguyễn Thường thưa Tôi thấy lời tự trong kinh Thi rằng âm thanh lúc nước loạn thì ai oán để tỏ ý căm giận cái chính trị bạo ngược âm thanh hồi mất nước thì đau thương để tỏ ý lo cho dân trong cảnh khốn cùng cơ cực. Nay chúa thượng đi tuần du không chừng mực chế độ chính trị và việc giáo hóa thì trái ngược dân chúng ở dưới thì sầu khổ. Sự nguy khốn đến thế thì thật là tột mức mà ngày nay nghe cái âm thanh ai oán thì không phải đó là cái điềm loạn ly
đang nạp các trang xem trước