tailieunhanh - Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 7
Vậy ít nhất Mã Viện phải thống lĩnh lực lượng gấp rưỡi con số này cho trận đánh với Hai Bà Trưng. Cũng theo sách ấy, Mã Viện đã giết hại cả ngàn quân của Hai Bà Trưng và bắt sống hàng vạn tại Lãng Bạc. | nhận tổng quân số của Mã Viện nhưng chỉ riêng cánh tiến đánh Cửu Chân sau đó gồm hơn hai ngàn chiến thuyền và hơn hai vạn lính. Vậy ít nhất Mã Viện phải thống lĩnh lực lượng gấp rưỡi con số này cho trận đánh với Hai Bà Trưng. Cũng theo sách ấy Mã Viện đã giết hại cả ngàn quân của Hai Bà Trưng và bắt sống hàng vạn tại Lãng Bạc. Như thế có thể đoán quân của Hai Bà Trưng cũng tròm trèm con số vài vạn ngang ngửa với quân Mã Viện. Với lực lượng bề thế nhường ấy nếu Cổ Loa của An Dương Vương thực sự nằm tại đồng bằng sông Hồng chứ không phải ở Quảng Tây như giả thuyết của tác giả bài này thì tại sao Hai Bà Trưng không củng cố thành cũ để đương đầu với quân viễn chinh. Ngoài thực địa đền Cổ Loa Đông Anh chỉ cách Mê Linh trên dưới 20km đường chim bay không hề bị sông lớn suối rộng núi cao khe sâu ngăn trở và Hai Bà Trưng có hơn 2 năm để chuẩn bị một cuộc kháng chiến dài lâu. Như vậy truyền thuyết An Dương Vương và Loa thành từng hiện hữu ở Việt Nam có thêm một nghi chứng phủ nhận. Xin tạm che giấu cảm tính dân tộc và tinh thần quốc gia những khái niệm không thể có ở thời Hai Bà Trưng để đứng trên bình diện văn minh mà dè dặt nói Kết cục cuộc chiến giữa Hai Bà Trưng và Mã Viện có thể tiên liệu trước chế độ thị tộc mẫu hệ hay ít ra là tàn dư của nó phải bị khuất phục trước một mô hình xã hội tân tiến hơn để giải phóng sức sản xuất xã hội phân công lại lao động đưa con người và lịch sử tiến lên phía trước. Sự thật là Hai Bà Trưng đã phải đương đầu với Mã Viện một tên tướng xâm lăng nên nguyên nhân thất bại cốt lõi của Hai Bà rất khó được chấp nhận đối với hầu hết người Việt Nam không phân biệt trình độ nhận thức. 3. Con cháu Hai Bà Trưng ngoài đảo xa Mùa xuân năm 43 Hai Bà Trưng bị xử trảm. Các tùy tướng của Hai Bà đem tàn quân rút chạy vào Cư Phong thuộc Cửu Chân Thanh Hóa . Mã Viện tiếp tục truy kích đến cuối năm 43 thì hoàn thành cuộc xâm lăng. Một bộ phận nữa phải hàng phục. Tuy nhiên có một bộ phận bất khuất không nhỏ đã lên thuyền ra khơi. Thời điểm cuối năm 43 hoàn .
đang nạp các trang xem trước