tailieunhanh - Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 6
Sau đó Thạch Đái được cử sang làm Thứ sử Giao Chỉ bộ, phủ trị ở Quảng Tín, quận Thương Ngô. Với sự giúp sức của Hoàng Đồng, Thạch Đái ủy lạo và hợp thức hóa danh vị Lạc Hầu, Lạc Tướng bằng ấn đồng đeo cổ. | Sau đó Thạch Đái được cử sang làm Thứ sử Giao Chỉ bộ phủ trị ở Quảng Tín quận Thương Ngô. Với sự giúp sức của Hoàng Đồng Thạch Đái ủy lạo và hợp thức hóa danh vị Lạc Hầu Lạc Tướng bằng ấn đồng đeo cổ. Chắc chắn mục đích tối thượng của Thạch Đái là âm thầm chia rẽ các liên minh của quí tộc Tây Âu Lạc không cho Lạc Hầu Lạc Tướng có cơ hội đoàn kết xây dựng nhà nước chống xâm lăng. Trong hệ thống hành chính Hán nước Tây Âu Lạc trở thành quận Hợp Phố. Tôi cả quyết điều này vì trong 9 quận của Giao Chỉ Bộ thì Chu Nhai và Đạm Nhĩ thuộc đảo Hải Nam Nam Hải tức Phiên Ngung và Uất Lâm tức Quế Lâm thuộc nam Quảng Đông và bắc Quảng Tây Giao Chỉ Cửu Chân Nhật Nam chỉ là khái niệm về các vùng đất phương nam còn lại Thương Ngô và Hợp Phố để suy xét. Sử Ký Nam Việt Úy Đà liệt truyệt viết Thương Ngô Vương Triệu Quang là người cùng họ với Việt Vương nghe quân nhà Hán đến cùng quan huyện lệnh Kê Dương của Việt tên là Định tự quyết định đi theo nhà Hán quan giám quận Quế Lâm của Nam Việt là Cư Ông dụ dân Âu Lạc đi theo nhà Hán . Rõ ràng cái tên Thương Ngô đã có trước năm 111 TCN. Chúng ta chỉ còn mỗi chọn lựa là nhà Hán đã lấy đất Tây Âu Lạc làm quận Hợp Phố. Đồng bằng sông Hồng giờ đây được người Hán gọi là quận Giao Chỉ một quận ảo một vùng đất nằm trong hệ thống khái niệm Giao Chỉ Cửu Chân Nhật Nam. Nền chính trị xã hội Âu Lạc chưa đủ chín để thống nhất các khu tự trị riêng biệt của tù trưởng tộc trưởng thành quốc gia song với kinh nghiệm xương máu ở Tây Âu Lạc người Âu Lạc chắc cũng có những quan hệ mềm dẻo với các quận lân cận của nhà Hán. Người Thục gốc Tây Âu Lạc mang theo văn minh đô thị đến Cổ Loa Đông Anh dần dần tự đồng hóa mình với cư dân bản xứ. Đặt giả định Âu Lạc là một nhà nước hoàn thiện con người Âu Lạc có ý thức sâu sắc về quốc gia và từng bị Triệu Đà thôn tính bằng quân sự như quan niệm của sử sách Việt - Trung lâu nay ta sẽ thấy diễn biến lịch sử ôn hòa từ năm 111 TCN đến năm 34 tại đồng bằng sông Hồng là không bình thường. Thực ra những địa danh nhân danh của .
đang nạp các trang xem trước