tailieunhanh - Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam - Trương Thái Du Phần 1
Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không chiêu thức của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học, tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết, có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. | Trương Thái Du Một cách tiếp cận những vấn đề cổ sử Việt Nam Lịch sử Việt Nam từ thời Mê Linh liệt nữ trở về trước luôn là sự khơi gợi khám phá và thách thức cho bản thân tôi. Bằng những con đường không chiêu thức của một kẻ viễn kiến ngôi đền sử học tôi đã tự tìm hiểu khoảng thời gian kia bằng dăm bài viết có tham khảo một số sách vở và thư tịch cổ Việt Nam cũng như Trung Quốc. Khi hệ thống những bài viết này 1 hoàn thành cũng là lúc nhận thức của tôi về thời bán sử Việt Nam bước qua một trang mới. Những nhầm lẫn và mâu thuẫn lộ liễu sẽ được thanh lọc mạch sử đơn lẻ được tổng hợp lại để thành trang viết mới dài hơi hơn cụ thể hơn. Tóm tắt nghiên cứu a Giao Chỉ nguyên nghĩa là một khái niệm nói về vùng đất phía nam vương quốc của Đường Nghiêu - Ngu Thuấn. Giao Chỉ đầu thời Chu chính là đất Sở Hồ Bắc Trung Quốc . Giao Chỉ cũng còn gọi là Cơ Chỉ hoặc Cơ Sở nó hàm nghĩa luôn tên nước Sở thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Giao Chỉ nửa cuối thời Chiến Quốc ở phía nam nước Sở. Giao Chỉ thời Tần là Tượng Quận Giao Chỉ thời Tây Hán là bắc bộ Việt Nam. Chỉ đến thời Đông Hán Giao Chỉ mới biến thành địa danh cố định và xác thực trên địa đồ. Đóng khung bởi kiến thức thiên văn Tần - Hán Nhật Nam nghĩa là vùng đất phía nam mặt trời là bán cầu nam Cửu Chân là Chân Trời Xích Đạo. Có thể người Trung Quốc không lầm hơn ai hết họ hiểu Giao Chỉ là gì nhưng nhiều sử gia đã cố ý tung hỏa mù và diễn dịch sai lạc ý nghĩa của từ Giao Chỉ. Đây là phương diện học thuật trong tổng thể âm mưu thực dân của đế quốc Hán. b Nhà nước Văn Lang sơ khai của người Lạc Việt được hình thành tại Động Đình Hồ Hồ Nam Trung Quốc khoảng năm Nhâm Tuất 1199 TCN. Các vua Hùng cuối cùng trong số 18 vua Hùng đã chạy giặc Sở xuống đồng bằng Tây Giang Quảng Tây Trung Quốc và dựng lại phiên bản nhà nước sơ khai như Văn Lang Động Đình Hồ là Văn Lang Tây Giang. Thục Vương tử tên Phán của nước Thục Quí Châu - Tây bắc Quảng Tây đã thôn tính Văn Lang Tây Giang và dựng lên nước Tây Âu Lạc. Không ít cư dân Văn Lang Động Đình Hồ .
đang nạp các trang xem trước