tailieunhanh - Chuyên Đề Địa Lý Kinh Tế Việt Nam - GVC Ths. Nguyễn Thị Vang phần 4

Địa lý kinh tế tập trung nghiên cứu các khía cạnh không gian của những hoạt động kinh tế ở các quy mô khác nhau. Khoảng cách tới một thành phố hay khu trung tâm thương mại (với tư cách là một thị trường có nhu cầu về các sản phẩm) đóng vai trò quan trọng trong quyết định kinh tế của xí nghiệp. | mới đang từng bước làm thay đổi việc sử dụng lao động xã hội nhưng sự phân công lao động theo ngành ở nước ta còn chậm chuyển biến. Việc sử dụng lao động phân theo các thành phần kinh tế đã có chuyển biến rõ rệt. Việc đa dạng hoá các hình thức sở hữu các hình thức tổ chức sản xuất tạo ra các điều kiện cần thiết cho sự hình thành tổn tại và phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần. Lao động trong thành phần kinh tế quốc doanh giảm chuyển sang khu vực kinh tế tập thể và tư nhân cá thể. Sự chuyển dịch lao động giữa các thành phần kinh tế diễn ra rõ nét trong công nghiệp và thương nghiệp. Trong nông nghiệp với khoán 10 giao quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân đấu thầu khoán ruộng đất. đã xuất hiện các nông trại sản xuất nông sản hàng hoá. Những chuyển biến đó đã cho phép tạo ra sự phân công lao động mới ở nông thôn tạo ra những thay đổi xã hội sâu sắc trong nông thôn Việt Nam . b Phân bố dân cư và sử dụng nguồn lao động theo vùng Từ sau năm 1954 nhất là từ sau ngày thống nhất đất nước chúng ta đã từng bước cải tạo sự phân bố dân cư và nguổn lao động không hợp lý giữa các vùng trong nước bằng cách phát triển kinh tế xã hội ở những vùng ít dân thiếu lao động song còn nhiều tiềm năng miền núi trung du cao nguyên tạo sức thu hút dân cư và nguổn lao động từ các vùng đông dân ít tiềm năng các tỉnh đổng bằng các thành phố đông dân . Cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội chung ta đã thực hiện các định hướng di chuyển dân cư chủ yếu sau - Hướng di chuyển dân cư từ đổng bằng lên miền núi và cao nguyên. Nhiều khu công nghiệp mới nhiều xí nghiệp công nghiệp hiện đại nhiều nông trường lâm trường và các khu kinh tế mới được xây dựng cùng với việc phát triển giao thông vận tải thương mại. ở miền núi trung du đã thu hút hàng triệu lao động từ các tỉnh đổng bằng Bắc Bộ các thành phố lên Tây Bắc Việt Bắc đã làm cho mật độ dân số ở nhiều tỉnh trung du miền núi tăng rõ rệt. - Hướng di chuyển dân cư từ Đông sang Tây. Đây là hướng phổ biến trên phạm vi cả nước ở các tỉnh

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.