tailieunhanh - ĐẠI CƯƠNG VỀ GIÁO DỤC TRẺ KHIẾM THÍNH Phần 4

Nhóm A: gồm các máy đo sức nghe đơn giản chỉ dùng được để đo các ngưỡng nghe, đồng thời với khả năng tạo được tiếng che lấp (thông thường là tiếng động trắng) để loại trừ tai bên đối diện, các máy nhóm này còn được gọi là “các máy đo sức nghe dùng để phát hiện điếc” và bao gồm hầu hết mọi kiểu máy đo sức nghe xách tay được. | - Nhóm A gồm các máy đo sức nghe đơn giản chỉ dùng được để đo các ngưỡng nghe đồng thời với khả năng tạo được tiếng che lấp thông thường là tiếng động trắng để loại trừ tai bên đối diện các máy nhóm này còn được gọi là các máy đo sức nghe dùng để phát hiện điếc và bao gồm hầu hết mọi kiểu máy đo sức nghe xách tay được. - Nhóm B gồm các máy đo hoàn chỉnh hơn. Ngoài khả năng của nhóm máy A còn cho phép làm được các nghiệm pháp trên ngưỡng thông thường là các nghiệm pháp đo hồi thính và đôi khi còn có thể thêm cả đo sức nghe bằng lời nói qua chụp tai. Máy đo sức nghe dù đơn giản máy nhóm A cũng phải gồm những bộ phận chính sau đây Bộ phận phát các tần số đơn âm ít nhất 7 tần số của gam đô từ 128 tới 8192Hz thông thường người ta lấy chẵn từ 125 đến 8000Hz Bộ phận điều chỉnh chính xác các tần số Bộ phận khuyếch đại Các bộ phận điều chỉnh chính xác hệ số khuyếch đậi cho mỗi tần số lên từng nấc 5dB từ -10 đến 100dB Bộ suy giảm ghi trực tiếp bằng dB Chụp tai và khối rung Bộ phận phát tiếng động che lấp để làm điếc tai bên không đo. Đối với một máy nghe hoàn chỉnh hơn thuộc nhóm B thì ngoài các bộ phận kể trên của một máy nhóm A còn được thiết kế thêm những bộ phận cho phép đo được các nghiệm pháp trên ngưỡng nghe. Cũng có máy được bố cục thêm để đo cả sức nghe bằng lời nói qua chụp tai và như thế có kèm theo micro. Tuy nhiên máy đo sức nghe bằng lời nói thường được thiết kế riêng để có thể vừa đo được qua chụp tai vừa đo được qua tiếng loa ở trường tự do. Ngày nay các máy đo sức nghe bán trên thị trường đều được thiết kế thế nào cho mỗi tần số cường độ dB đều ứng với giá trị của ngưỡng nghe tối thiểu của người bình thường để khi kết quả trên đồ thị lâm sàng được dễ dàng và trực tiếp không phải tính toán. Ngoài ra còn có một số thang chuẩn đo cho đường khí đạo và một thang chuẩn đo cho đường cốt đạo không vượt quá những mức giới hạn về cường độ như sau - Đối với đường dẫn truyền không khí 55 dB cho tần số 125 Hz 80 dB - 250 Hz 100 dB - 500 Hz 110 dB - 1000 Hz 110 dB - 2000