tailieunhanh - Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải - 2

Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài Rõ ràng, sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy, sự vội vã cũng có những sai lầm. Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng, thậm chí cứng nhắc khiến nhiều. | Tự sự học Trung Quốc - tiếp nhận và biến cải 2 CN. Nguyễn Văn Nguyên Phòng Văn học nước ngoài Rõ ràng sức ép phải nhanh chóng đối thoại với thế giới đối với các nhà khoa học xã hội Trung Quốc không hề nhỏ. Chính vì vậy sự vội vã cũng có những sai lầm. Một trong những sai lầm chính là nóng vội áp đặt những phương pháp lý luận hoàn toàn xa lạ từ phương Tây vào lí luận Trung Quốc. Quá trình đó cũng đã gặp phải những lúng túng thậm chí cứng nhắc khiến nhiều lúc chính các nhà lý luận lầm lạc ngay trong lý luận của mình. Dương Nghĩa trong Tự sự học Trung Quốc cũng đã có những nhận xét về hiện tượng đó. Ông viết Thứ tự thuận thời gian của Trung Quốc là Năm tháng ngày trong khi thói quen của phương Tây lại là ngày tháng năm . Trật tự không giống nhau sẽ biểu thị cho ý nghĩa không giống nhau Trọng tâm ý nghĩa giữa Trung Quốc và phương Tây không giống nhau. Như thế là phương thức tư duy cũng khác nhau 24 . Ông chỉ ra Tư duy của người Trung Quốc là tính thống nhất cái lớn bao hàm cái nhỏ trong khi tư duy phương Tây lại là tư duy phân tích cái nhỏ bao hàm lớn. Vì vậy đã ảnh hưởng tới tự sự học của phương Tây và Trung Quốc ảnh hưởng đến thời gian và phương thức vận hành của tác phẩm văn học. Tự sự phương Tây coi trọng flashback 25 bắt đầu từ một người một sự kiện giới thiệu một người và đưa vào sự kiện. Nhưng tự sự Trung Quốc lại coi trọng prolepsis 25 tức tự sự kiểu lời dự báo. Tất thảy đều mông lung lấy không gian thời gian lớn để bao quát thời gian không gian nhỏ 27 . Dương Nghĩa đã chỉ ra những dị biệt về quan niệm và thói quen của người Trung Quốc và phương Tây từ đó đề xuất đặt lại điểm xuất phát cho việc nghiên cứu tự sự học đối với các tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc đó là phải Trở lại với bản thổ . Ông cho rằng văn học tự sự cổ điển Trung Quốc vốn có nguồn gốc sâu xa và đậm đặc đặc trưng Trung Quốc. Vì thế để nghiên cứu văn học tự sự cổ điển Trung Quốc phải xây dựng một nền lý luận tự sự học bắt đầu từ văn hóa Trung Quốc. Có thể thấy văn học tự sự đương đại Trung .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN