tailieunhanh - Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong giảng dạy bộ môn Hóa học THPT

1. Ý nghĩa, tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học: a. Ý nghĩa trí dục: -Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động, phong phú hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được các kiến thức vào việc giải bài tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. -Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy. | Xây dựng bài tập hóa học thực tiễn trong giảng dạy bộ môn Hóa hỌc THPT 1. Ý nghĩa tác dụng của BTHH trong giảng dạy hóa học a. Ý nghĩa trí dục -Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động phong phú hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được các kiến thức vào việc giải bài tập học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc. -Ôn tập hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập học sinh sẽ buồn chán nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài tập trong giờ ôn tập. -Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng tính toán theo công thức hóa học và phương trình hóa học. Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ năng thực hành góp phần vào việc giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho học sinh. -Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống lao động sản xuất và bảo vệ môi trường. -Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy. b. Ý nghĩa phát triển Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic biện chứng khái quát độc lập thông minh và sáng tạo. c. Ý nghĩa giáo dục Rèn luyện cho học sinh đức tính chính xác kiên nhẫn trung thực và lòng say mê khoa học Hóa học. Bài tập thực tiễn thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động lao động có tổ chức có kế hoạch gọn gàng ngăn nắp sạch sẽ nơi làm việc . xu hướng xây dựng bài tập hiện nay Nhiều năm qua việc xây dựng nội dung sách giáo khoa cũng như các loại sách bài tập tham khảo của giáo dục nước ta nhìn chung còn mang tính hàn lâm kinh viện nặng về thi cử chưa chú trọng đến tính sáng tạo năng lực thực hành và hướng nghiệp cho học sinh chưa gắn bó chặt chẽ với nhu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của người học. Giáo dục trí dục chưa kết hợp hữu cơ với giáo dục phẩm chất đạo đức ý thức tự tôn dân tộc. Do đó chất lượng giáo dục còn thấp một mặt chưa tiếp cận với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới mặt khác chưa đáp ứng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN